Mô hình cốc và tay cầm là gì?
Trần Vân Anh
Junior Editor
Mô hình cốc và tay cầm (Cup and Handle Pattern) là mô hình tiếp diễn thường xuất hiện sau một xu hướng tăng. Do tần suất được tạo thành không nhiều nên đây là mỗi khi mô hình này xuất hiện, các nhà đầu tư có thể thu được một khoản lời rất lớn.
Mô hình cốc và tay cầm phản ánh sự tiếp diễn của xu hướng tăng
Mô hình cốc và tay cầm (Cup and Handle Pattern) là mô hình tiếp diễn thường xuất hiện sau một xu hướng tăng. Do tần suất được tạo thành không nhiều nên đây là mỗi khi mô hình này xuất hiện, các nhà đầu tư có thể thu được một khoản lời rất lớn.
Mô hình cốc và tay cầm được tạo ra và phát triển bởi Nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ William J. O'Neil thông qua một cuốn sách mang tên “Cách kiếm tiền từ cổ phiếu” vào năm 1988. Các phân tích về kỹ thuật giao dịch được biên soạn chi tiết thông qua một loạt bài đăng trên “Nhật báo Kinh doanh của Nhà đầu tư” mà ông thành lập năm 1984.
Mô hình cốc và tay cầm có được hình thành từ phần “thân cốc” (cup) và “tay cầm cốc” (handle) đều có hình chữ “U” là phổ biến, với khối lượng giao dịch tại phần thân cốc lớn hơn hẳn phạm vi giao dịch tại phần tay cầm cốc. Cần chú ý, chiều cao của phần tay cầm cốc không thể vượt quá 50% độ sâu của phần thân cốc.
Trong một số trường hợp, phần thân cốc sẽ có hình chữ “V”, tuy nhiên độ tin cậy không thể so sánh được với hình chữ “U” truyền thống. Phần tay cầm cốc có hình thức giống Mô hình lá cờ (flag pattern) hoặc Mô hình cờ đuôi nheo (pennant pattern).
Đường nằm ngang đi qua các mức cao của cốc sẽ có vai trò như một vùng kháng cự. Một khi các cây nến xuyên thủng vị trí này, giá sẽ tăng tốc để di chuyển mạnh lên trên và củng cố xu hướng tăng vững chắc.
Tuy nhiên, có đôi khi, phần tay cầm cốc sẽ không được hình thành do giá trực tiếp tăng mạnh mà không có nhịp điều chỉnh để kiểm tra đường kháng cự.
Mô hình cốc và tay cầm ngược phản ánh sự tiếp diễn của xu hướng tăng
Mô hình cốc và tay cầm ngược (Reverse Cup and Handle Pattern): có đặc điểm giống với mô hình thuận, điểm khác biệt duy nhất là mô hình ngược báo hiệu giá sẽ sớm đảo chiều tăng trong một xu hướng giảm kéo dài.
Giao dịch với Mô hình cốc và tay cầm
Trong giao dịch có sự xuất hiện của mô hình cốc và tay cầm, ta có thể tiến hành vào lệnh như sau:
Vào lệnh Buy khi giá phá vỡ đường kháng cự trong mô hình cốc và tay cầm thuận và lệnh Sell khi giá xuyên khủng hỗ trợ trong mô hình cốc và tay cầm ngược.
Do giá sẽ tiếp tục xu hướng cũ sau khi phá vỡ mô hình, do đó ta có thể đặt lệnh Stop Loss tại đáy thấp nhất thuộc vùng thân cốc trong mô hình thuận và đỉnh cao nhất thuộc vùng thân cốc trong mô hình nghịch đối với lệnh Sell.
Tiến hành Take profit tại điểm mà khoảng cách từ vị trí đó đến điểm Breakout có bề rộng tối thiểu bằng với chiều cao của thân cốc và cùng chiều với điểm vào lệnh.
Tuy nhiên, để chắc chắn, ta có thể chờ giá quay lại kiểm tra các đường kháng cự, đồng thời có sự xuất hiện các mô hình nến hoặc tín hiệu từ các chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận đà tăng/giảm rồi mới vào lệnh.
dubaotiente.com