Mối tương quan giữa giá Bitcoin và Thị trường chứng khoán đạt mức cao nhất mọi thời đại!
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Tương quan giữa giá Bitcoin với chỉ số S&P 500 đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại, vậy điều này có ý nghĩa gì đối với giá BTC?
Gần đây, giá Bitcoin đã cho thấy mức độ tương quan cao kỷ lục với các thị trường truyền thống và vào ngày 9/7, mối tương quan giữa S&P 500 và BTC đạt mức cao nhất mọi thời đại.
Dữ liệu từ Skew cho thấy mối tương quan thực (realized correlation) một năm đạt 0.38 vào thứ Năm, ngày 9/7.
Mối tương quan giữa BTC với các thị trường truyền thống đang tăng với tốc độ ổn định gần đây, liên tục đạt các mức cao nhất mọi thời đại. Dữ liệu từ Skew cũng cho thấy mối tương quan một tháng cũng đạt mức cao nhất mọi thời đại ở 0.78 vào thứ Tư, nhưng sau đó đã giảm xuống còn 0.615.
Trong khi giá Bitcoin đang cho thấy mối tương quan ngày càng tăng với thị trường chứng khoán, điều tương tự đã không xảy ra với giá Vàng, khi nó vượt qua mốc $1,800 để thiết lập mức đỉnh chưa từng thấy kể từ năm 2011.
Một báo cáo gần đây của bộ phận nghiên cứu của Kraken cho thấy mối tương quan giữa BTC với giá Vàng đang giảm dần. Tương quan 30 ngày giữa giá Bitcoin và Vàng cũng đạt mức thấp nhất trong bốn tháng ở -0.49, thấp hơn nhiều so với mức trung bình một năm ở 0.24.
Liệu mối tương quan này có phải là một dấu hiệu Bitcoin đang phát triển?
Mối tương quan giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán truyền thống đã tăng lên sau sự bùng phát của dịch COVID-19 và vụ sụp đổ BTC ngày 12/3 xuống tới mức $3,750. Một nghiên cứu gần đây của Cointelegraph cho rằng xu hướng này có thể kết thúc sau sự kiện “Halving”, nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Điều này có thể là do hậu quả kinh tế của COVID-19.
Mặc dù mối tương quan ngày càng tăng giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán được cho là dấu hiệu cho thấy BTC đang phát triển, nhưng bản chất của các sản phẩm phái sinh Bitcoin không được kiểm soát khiến nó dễ bị “siết vị thế”.
Một số nhà phân tích cho rằng mối tương quan giữa Bitcoin và các thị trường truyền thống có thể báo hiệu rằng BTC đang ngày càng xuất hiện trong các danh mục đầu tư truyền thống và đây sẽ là tín hiệu cho thấy xu hướng này sẽ còn tiếp diễn.
Giá Bitcoin đang đang tiến gần đến một nhịp điều chỉnh?
Với sự kiện “Halving” và tất cả sự cường điệu xung quanh nó đã qua từ lâu, giá Bitcoin dường như đang đi ngang. Đồng tiền mã hóa này đạt mức biến động thấp kỷ lục, với mức biến động 10 ngày giảm xuống mốc 0.2, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng 11/2018.
Mức biến động giảm ở Bitcoin cũng xảy ra cùng với việc khối lượng giao dịch giảm và dữ liệu gần đây cho thấy khối lượng giao dịch của BTC/USDT và BTC/USD đã giảm 56% và 44% trong tháng 6.
Khi giá tiếp tục kiểm tra ngưỡng kháng cự ở mức $9,300, khả năng cho một nhịp điều chỉnh giảm mạnh ngày càng tăng lên. Vì lý do này, các trader cho rằng $9,500 là mức BTC cần phải phá vỡ trong ngắn hạn. Thất bại trong việc bứt phá này sẽ làm tăng rủi ro rằng giá có thể giảm xuống hoặc dưới mức $8,000.
Xu hướng này có thể được quan sát trên các sản phẩm phái sinh tiền mã hóa và các sản phẩm giao ngay. Trong tháng 6, khối lượng giao dịch phái sinh giảm 35.7%, thấp nhất trong năm 2020 và khối lượng giao dịch giao ngay giảm 49.3%.
Khối lượng giao dịch giảm dần, mức biến động thấp, tương quan mạnh mẽ với thị trường chứng khoán và mối tương quan giảm dần với giá Vàng dường như đều cho thấy triển vọng “bearish” đối với Bitcoin, đặc biệt là khi các tài sản trú ẩn khác đang tăng giá.