Một thập kỷ mất mát cho chứng khoán Mỹ ư? Hãy cùng nhìn lại năm 2009
Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ không tự phát triển theo quy luật cung cầu tự nhiên khi Fed không ngừng hỗ trợ cho nền kinh tế, đồng nghĩa với việc sẽ không có thập kỷ mất mát nào cho Mỹ.
Ray Dalio, tỷ phú và là người sáng lập quỹ Bridwater Associates cảnh báo rằng tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ đang gặp rủi ro trong dài hạn. Điều đó gợi nhớ tới sự kiện các nhà đầu tư bị chia rẽ vì triển vọng của thị trường chứng khoán giai đoạn khủng hoảng toàn cầu 2008-2009. Sau đó chỉ số S&P 500 bắt đầu tăng mạnh vào đầu năm 2009 ngay cả khi nền kinh tế bị tàn phá và những lợi nhuận bị “cuốn trôi”. Nhưng chỉ số EPS đã tăng 3 quý liên tiếp sau khi thị trường bắt đầu tăng điểm vào năm 2009. Gói QE của Fed đã khiến những yếu tố cơ bản và giá cổ phiếu mất một thời gian dài để hội tụ.
Bảng cân đối kế toán của Fed đang ở mức 7.09 nghìn tỷ đô la so với mức 4.16 nghìn tỷ đô la vào cuối năm 2019 và có khả năng sẽ tăng lên mức 10 nghìn tỷ đô la vào cuối năm nay, bằng một nửa GDP của cả nước.
Đừng vội bỏ qua việc hàng trăm công ty dược đang chạy đua để phát triển vắc-xin chống Covid-19. Một phương thức chữa trị cho Covid-19 vẫn đang ở rất xa, nhưng những bước đột phá trên con đường nghiên cứu có thể thay đổi đáng kể tâm lý thị trường, niềm tin của người tiêu dùng và triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế.
Chỉ số Nasdaq đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, một minh chứng cho niềm tin của các nhà đầu tư vào một cuộc cách mạng công nghệ mới. Thời gian chắc chắn sẽ trả lời cho câu hỏi: “Liệu đây là khởi đầu cho một thị trường tăng giá mới tại Hoa Kỳ”