Nền kinh tế có điều muốn nhắn nhủ với thị trường chứng khoán - Và đó không phải là “Bullish”
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Sau khi lao dốc từ ngày 20/2 đến ngày 23/3, S&P 500 đã hồi phục mạnh mẽ và đang tiến gần đến mức đầu năm nay. Trong khi đó, số người thất nghiệp cao hơn gấp ba lần so với mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát và cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Biểu đồ dưới đây từ Cory Venable cho thấy một bức tranh tương tự với Chỉ số sản xuất công nghiệp của Mỹ (đường màu xanh) so với biến động không tưởng của Chỉ số S&P 500 trong tháng 7 (đường màu đỏ).
“Những chú bò” sẽ hét lên vào những lúc như thế này: "Nền kinh tế KHÔNG phải là thị trường chứng khoán". Đúng, nhưng sách vở đã chỉ ra rằng thị trường chứng khoán được coi là một chỉ báo của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong các chu kỳ gần đây, các nỗ lực ngày càng “cực đoan” của các nhà hoạch định chính sách đã thành công trong việc phần nào trì hoãn những ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Trì hoãn, không phải là ngăn chặn hoàn toàn, điều này cần phải được nhắc lại. Cuối cùng thì sau mỗi chu kỳ như vậy, giá cổ phiếu đều giảm về mức tương ứng với thực trạng nền kinh tế. À quên mât, và “biên lợi nhuận” cũng vậy. Như thể thấy trên biểu đồ dưới từ Crescat Capital, kể từ năm 1989, Biên lợi nhuận dự kiến của S&P 500 (đường màu đỏ) cũng có một vài điều muốn nhắn nhủ với thị trường chứng khoán (đường trắng) trong những tháng tới. Và đó không phải là “Bullish”.