NFP - Bảng lương phi nông nghiệp
Đức Nguyễn
FX Strategist
Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp (NFP - Non-farm Payrolls) là một khảo sát do Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ về số lượng người tham gia lao động trong các ngành nghề không bao gồm nông nghiệp, quân đội và các tổ chức phi lợi nhuận.
Báo cáo NFP là gì?
Bảng lương phi nông nghiệp là khảo sát thị trường lao động của chính phủ Mỹ
Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp (viết tắt NFP) là một khảo sát do Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ về số lượng người tham gia lao động trong các ngành nghề không bao gồm nông nghiệp, quân đội và các tổ chức phi lợi nhuận..
Theo thống kê, gần 131,000 doanh nghiệp và cơ quan chính phủ, tương đương khoảng 670,000 địa điểm làm việc, được khảo sát hàng tháng để thu thập thông tin. Đây là một dữ liệu cấp cao trong nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng.
Dữ liệu chính được công bố là thay đổi trong lực lượng lao động phi nông nghiệp so với tháng trước. Dữ liệu này thường tăng khoảng từ 10,000 đến 250,000 trong thời điểm nền kinh tế không có suy thoái. Ngoài ra, số liệu tiền lương, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng được công bố.
Báo cáo NFP được công bố vào thứ Sáu đầu tiên mỗi tháng
Báo cáo sẽ được công bố lúc 8h30 sáng (giờ bờ Đông tại Mỹ), tương đương 19h30 (20h30 trong giờ mùa đông) theo giờ Việt Nam vào thứ Sáu đầu tiên của mỗi tháng.
Ý nghĩa của báo cáo NFP
Số liệu NFP phản ánh sức khỏe của nền kinh tế nền kinh tế và tác động vào hướng đi của chính sách tiền tệ
Nhìn chung, dữ liệu việc làm mang lại cho thị trường những dấu hiệu của về sức khỏe của nền kinh tế cũng như những biến động của nó. Số lượng việc làm tăng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp đang có tinh thần lạc quan và nền kinh tế và họ tích cực mở rộng sản xuất kinh doanh.
Và khi người lao động có việc làm, và họ có cơ hội nâng cao thu nhập của bản thân mình. Điều này chính là động lực thúc đẩy họ chi tiêu hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khiến cho các tín hiệu lạc quan lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế.
Tuy nhiên, sự gia tăng đột ngột của số lượng việc làm có thể gây lo ngại về lạm phát, đặc biệt là qua việc lương tăng đột ngột khi người lao động đòi hỏi mức lương cao hơn để đáp ứng với tình hình thị trường lao động cạnh tranh. Đây có thể là một tín hiệu cảnh báo, đặc biệt là khi tăng trưởng kinh tế đã đạt đỉnh.
Trong trường hợp số lượng việc làm tăng mạnh, các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ phải cân nhắc việc tăng lãi suất điều hành để kiểm soát lạm phát và đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế. Bằng cách này, họ xem xét sự cân bằng giữa số lượng việc làm và tỷ lệ lạm phát, một nhiệm vụ phức tạp và quan trọng đối với nền kinh tế.
Điều ngược lại cũng tương tự, khi số lượng việc làm giảm mạnh do các công ty cắt giảm nhân sự trong nền kinh tế suy thoái. Lâu dần, chi tiêu của người dân vào hàng hóa – dịch vụ sẽ suy yếu, dẫn tới nền kinh tế ngày càng gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là lúc các ngân hàng trung ương đưa ra chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách cắt giảm lãi suất hoặc các biện pháp kích cầu tiêu dùng khác.
Báo cáo NFP có tác động đáng kể tới thị trường tài chính
Bảng lương phi nông nghiệp cũng là một yếu tố quyết định đối với nhiều tài sản tài chính trên thị trường toàn cầu. Các tài sản quan trọng như USD, cổ phiếu, và vàng đều phản ánh sự biến động của dữ liệu NFP.
Thị trường tài chính thường phản ứng rất nhanh và mạnh khi dữ liệu NFP được công bố hàng tháng. Trong thời gian này, sự biến động trở nên không thể lường trước, và giá trị của các tài sản có thể dao động mạnh. Điều này cho thấy tầm quan trọng của dữ liệu NFP đối với định giá của các tài sản tài chính và tâm lý của các nhà đầu tư.
USD – đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, bị ảnh hưởng rất nhiều từ báo cáo NFP. Sự gia tăng hoặc suy giảm của dữ liệu NFP có thể tác động lớn đến giá trị của USD trên thị trường quốc tế.
Khi dữ liệu NFP tăng mạnh, giá trị của đồng tiền này thường sẽ tăng cao hơn do các nhà đầu tư kỳ vọng vào sự tăng trưởng kinh tế và/hoặc lạm phát. Ngược lại, nếu dữ liệu NFP yếu, USD có thể suy yếu do lo ngại về tình hình kinh tế chậm lại.
Đây là biến động của chỉ số DXY sau báo cáo NFP ngày 3/2/2023, với tăng trưởng biên chế đạt 517,000, vượt xa kỳ vọng của nhà đầu tư. Trước lo ngại thị trường lao động tăng nóng khiến lạm phát duy trì, kỳ vọng Fed thắt chặt tăng mạnh, hỗ trợ USD tăng.
Tóm lại, dữ liệu NFP không chỉ là một báo cáo kinh tế, mà còn là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế và tình hình tài chính toàn cầu. Sự biến động của giá trị USD, chứng khoán, và vàng thường phản ánh tương quan phức tạp giữa dữ liệu NFP và các tài sản tài chính này. Từ đó giúp các nhà đầu tư lựa chọn chiến lược đầu tư của mình sao cho phù hợp.
dubaotiente.com