Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ hai trong năm

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ hai trong năm

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

13:40 07/12/2021

Trung Quốc đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lần thứ hai trong năm, nhằm đối phó với tình trạng kinh tế trì trệ gần đây. Đây là một động thái chính sách khác hoàn toàn với nhiều ngân hàng trung ương khác.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0.5% kể từ ngày 15/12, xả 1.2 nghìn tỷ nhân dân tệ (188 tỷ USD) thanh khoản ra thị trường. Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đã đưa ra tín hiệu giảm này từ tuần trước, khi ông nói rằng chính quyền Trung Quốc sẽ hành động vào một thời điểm hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ lẻ.

Quyết định này được đưa ra sau những cải thiện trong các ngành công nghiệp và cả số liệu kinh tế, dù việc thắt chặt kiểm soát thị trường bất động sản đang gây áp lực lên ngành xây dựng và đổ thêm dầu vào khủng hoảng thanh khoản của Evergrande. Sau quyết định của PBOC, trong một cuộc họp của Bộ Chính trị, lãnh đạo Trung Quốc cũng đã đưa ra tuyên bố cam kết ổn định kinh tế trong năm 2022, và đưa tín hiệu về khả năng nới lỏng kiểm soát lên ngành bất động sản.

Thông điệp của Bộ Chính trị còn quan trọng hơn việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, “khi nó cho thấy chính phủ có thể nới lỏng một số hạn chế của ngành bất động sản,” theo Zhiwei Zhang, kinh tế trưởng Pinpoint Asset Management.

Ngoài ra, theo chuyên gia kinh tế Bloomberg David Qu, “việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ hạn chế một số khó khăn kinh tế Trung Quốc đang gặp phải, đặc biệt là trong quý I/2022. Chúng tôi tiếp tục giữ nguyên quan điểm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ giảm thêm 50-100bp trong năm tới.”

Cuộc họp Bộ Chính trị Trung Quốc đã cam kết tập trung cân bằng tình hình kinh tế vĩ mô, đảm bảo rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức hợp lý và xã hội Trung Quốc tiếp tục ổn định trước cuộc họp Đảng Cộng sản năm tới. Chính sách tài khóa năm 2022 sẽ chủ động, và chính sách tiền tệ sẽ linh hoạt, hợp lý, giữ thanh khoản ổn định, theo đài Tân Hoa Xã đưa tin sau cuộc họp.

Sau cuộc họp Bộ Chính trị sẽ là Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương trong tháng Mười Hai. Hội nghị sẽ vạch ra chính sách kinh tế trong năm tới.

Cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một “động thái chính sách thường nhật”, theo PBOC, bác bỏ các kỳ vọng rằng quyết định này là khởi đầu của giai đoạn nới lỏng. “Định hướng chính sách tiền tệ vẫn chưa thay đổi, và PBOC sẽ tiếp tục giữ chính sách ổn định, thống nhất và không xả quá nhiều kích thích cho nền kinh tế.”

Trong khi Fed và các ngân hàng trung ương các đang bắt đầu thắt chặt, động thái nới lỏng của PBOC đang cho thấy sự phân kỳ chính sách giữa Trung Quốc và thế giới ngày càng rõ rệt.

Lần cắt tỷ lệ dự trữ này sẽ được áp dụng cho tất cả các ngân hàng, trừ những ngân hàng đã ở mức 5%. Tỷ lệ trung bình cho các định chế tài chính sẽ rơi xuống mức 8.4% từ 8.9%.

Một lượng tiền được xả trong lần này sẽ được dùng để trả nợ trái phiếu đáo hạn, một phần khác sẽ dùng để bơm vốn dài hạn. Có khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu đáo hạn ngày 15/12, ngày tuyên bố có hiệu lực.

Kể cả với thị trường bất động sản suy yếu, chính quyền Trung Quốc vẫn không hề có động thái hỗ trợ, giữ ổn định chính sách và chi tiêu tài khóa. Tuy nhiên, PBOC cũng đã đánh tiếng khả năng nới lỏng trong báo cáo chính sách tháng trước, trong khi Quốc vụ viên đang thúc giục chính quyền địa phương tăng tốc độ chi tiêu.

“Mục tiêu của việc cắt tỷ lệ dự trữ là để đẩy mạnh điều chỉnh liên chu kỳ, củng cố cấu trúc vốn của các định chế tài chính, và tăng khả năng hỗ trợ nền kinh tế,” theo PBOC. Lần cắt này sẽ tăng lượng vốn dài hạn để các ngân hàng hỗ trợ kinh tế Trung Quốc, và PBOC sẽ điều hướng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ lẻ.

Dù việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc không trực tiếp làm giảm chi phí nợ, nó vẫn sẽ bơm ra dòng vốn rẻ để ngân hàng cho vay. Lần cắt này sẽ giảm chi phí vốn của các định chế tài chính khoảng 15 tỷ nhân dân tệ mỗi năm, đồng thời giảm chi phí tài chính cho nền kinh tế.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ