Phố Wall sẽ trở nên cảnh giác hơn vào sáng thứ Sáu, khi Cục Thống kê Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo NFP (dữ liệu việc làm phi nông nghiệp) trong hôm nay. Dữ liệu này là một dữ liệu quan trọng và có khả năng thay đổi triển vọng chính sách tiền tệ của Fed trong tương lai, do đó thị trường có thể sẽ biến động mạnh hơn vào cuối tuần.
Thị trường hiện đang dự báo việc làm tháng 10 sẽ tăng hơn 180,000 biên chế, sau khi số lượng việc làm đã tăng 336,000 vào tháng 9. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo giữ ở mức không đổi tại 3.8%.
Thu nhập trung bình mỗi giờ được dự báo tăng 0.3% m/m, đưa mức tăng hàng năm lên 4.3%. Đối với Fed, tăng trưởng lương là một dữ liệu quan trọng, phản ảnh xu hướng lạm phát. Do đó, các nhà giao dịch cần phải quan sát chặt chẽ dữ liệu này và đánh giá ảnh hưởng của chúng với mục tiêu lạm phát 2.0%.
Dữ liệu về thị trường lao động sắp tới của Mỹ
Các kịch bản thị trường hiện tại
Chủ tịch Fed Powell vẫn duy trì khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ cho chu kỳ hiện tại, nhưng chưa thực sự chắc chắn cho kịch bản này và cam kết sẽ tiến hành thận trọng trong bối cảnh bất ổn ngày càng gia tăng. Điều này cho thấy các nhà hoạch định chính sách sẽ dựa nhiều vào các dữ liệu kinh tế để đưa ra các quyết định trong tương lai.
Nhìn vào biểu đồ bên dưới, xác suất tăng lãi suất thêm 25 bps tại cuộc họp tháng 12 của Fed là khoảng 20%. Lãi suất gần đây vẫn đang ở trong trạng thái biến động, nhưng khả năng xảy ra một đợt tăng lãi suất có thể tăng lên đáng kể nếu số liệu về biên chế vượt xa dự báo. Bất kỳ số liệu việc làm nào trên 275,000 đều có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng về lãi suất.
Nhìn chung, một báo cáo việc làm sôi nổi có thể khiến Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, tạo điều kiện cho lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục đà tăng sau khi giảm nhẹ gần đây. Kịch bản này sẽ giúp đồng đô la Mỹ trở nên mạnh hơn so với các đồng tiền khác.
Mặt khác, nếu báo cáo việc làm gây thất vọng và xác nhận rằng triển vọng kinh tế đang xấu đi, Fed có thể giảm lãi suất, từ đó khiến đồng đô la Mỹ trở nên yếu hơn so với các đồng tiền khác. Bất cứ số liệu nào dưới 100,000 việc làm đều có thể khiến đồng đô la Mỹ giảm giá.
Xác suất lãi suất sau cuộc họp FOMC
Nguồn: Công cụ FedWatch
Phân tích kỹ thuật EUR/USD
EUR/USD đã phục hồi vào thứ Năm trong bối cảnh đồng đô la Mỹ suy yếu trên diện rộng, nhưng không thể vượt qua ngưỡng kháng cự kéo dài từ 1.0670 đến 1.0695. Để xác nhận rằng EUR/USD đã thoát khỏi xu hướng giảm, một động thái rõ ràng vượt lên trên mức 1.0695 đến 1.0670 là cần thiết trong những ngày tới. Nếu kịch bản này diễn ra sẽ mở đường cho một đợt phục hồi lên 1.0765 (mức thoái lui Fibonacci lui 38.2% của đợt giảm từ tháng 7 đến tháng 10).
Mặt khác, nếu phe bán giành lại ưu thế và đẩy giá xuống dưới mức hỗ trợ của đường xu hướng tại 1.0535 thì động lượng giảm có thể gia tăng, và vùng 1.0450 sẽ lọt vào tầm ngắm, xa hơn nữa là vùng 1.0355.
Biểu đồ EUR/USD khung ngày
Phân tích kỹ thuật GBP/USD
Đồng bảng Anh đã suy yếu so với đồng đô la Mỹ kể từ giữa tháng 7, cụ thể GBP/USD đã nằm dưới đường xu hướng giảm và liên tục tạo ra các đỉnh và đáy thấp hơn. Đầu tuần, cặp tiền này đã có một đợt tăng tiệm cận tới ngưỡng kháng cự của đường xu hướng tại 1.2200, nhưng không thể vượt qua nó một cách dứt khoát, điều này cho thấy phe mua vẫn chưa có được động lượng cần thiết cho một đợt phá vỡ. Hiện tại có 2 kịch bản cho GBP/USD:
Kịch bản 1: Bùng nổ
Nếu GBP/USD vượt được qua ngưỡng kháng cự tại mức 1.2200, giá có thể tăng tiếp lên 1.2330, nếu động lượng tăng được giữ vững giá có thể tiếp cận đường MA 200 ngày tại 1.2450.
Kịch bản 2: Từ chối bởi đường xu hướng
Nếu GBP/USD phá vỡ xuống khỏi vùng đáy hiện tại, cặp tiền này có thể hướng tới mức thấp năm tại 1.2075. Việc duy trì hỗ trợ hiện tại là vô cùng quan trọng, bất kỳ sự vi phạm nào cũng có thể gây ra sự sụt giảm xuống dưới 1.1800.