Nhận định thị trường ngoại hối hôm nay: Yên Nhật tăng vọt, Bảng Anh lên mức cao nhất trong năm, chỉ số DXY lao dốc

Nhận định thị trường ngoại hối hôm nay: Yên Nhật tăng vọt, Bảng Anh lên mức cao nhất trong năm, chỉ số DXY lao dốc

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

11:11 12/07/2024

CPI tháng 6 của Mỹ suy yếu, lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm giảm xuống 4.21%

Tóm tắt:

USD/JPY lao dốc xuống 158.85 trong phiên giao dịch cuối ngày tại New York từ mức 161.30 trước đó. Nghi ngờ có sự can thiệp từ phía Nhật Bản đứng sau đợt giảm 1.75% này, tuy nhiên chưa có xác nhận chính thức.

Báo cáo CPI tháng 6 của Mỹ thấp hơn dự kiến, giảm 0.1% so với cùng kỳ tháng trước sau khi không thay đổi trong tháng 5 tạo thêm áp lực lên đồng USD đang suy yếu. Chỉ số DXY giảm từ 105.10 xuống 104.50.

GBP/USD tăng vọt lên mức cao nhất trong ngày hôm qua và trong năm 2024 tại 1.2950 trước khi giảm xuống đóng cửa ở 1.2913. Đây là phiên tăng thứ hai liên tiếp của cặp tiền này.

EUR/USD tăng lên mức cao nhất trong ngày và trong 5 tuần tại 1.0900, sau đó giảm nhẹ xuống 1.0867 khi đóng cửa tại New York. Đầu tuần này, cặp tiền giao dịch quanh mức 1.0815.

AUD/USD nhảy vọt lên 0.6799 và đạt mức cao nhất từ tháng 1 trước khi giảm xuống đóng cửa ở 0.6757. Đồng AUD được hỗ trợ do sự khác biệt trong triển vọng chính sách tiền tệ giữa RBA và Cục Dự trữ Liên bang.

Tuy nhiên, NZD/USD giảm từ 0.6125 xuống 0.6095. RBNZ đã gây bất ngờ cho thị trường đầu tuần này khi tuyên bố kỳ vọng lạm phát sẽ trở lại mục tiêu 1-3% trong nửa cuối năm 2024.

Đối với các đồng tiền châu Á và thị trường mới nổi, đồng USD giảm trên diện rộng. Cặp USD/CNH trượt từ 7.2885 xuống 7.2685. Cặp USD/SGD lao dốc từ 1.3510 xuống 1.3430.

Dữ liệu kinh tế công bố hôm qua cho thấy đơn đặt hàng máy móc tháng 5 của Nhật Bản giảm -3.2% trong tháng 6 so với -2.9% trong tháng 5. GDP tháng 6 của Anh tăng 0.4% so với 0% trước đó, vượt dự báo ở mức 0.2%.

CPI lõi tháng 6 của Mỹ giảm xuống 0.1% so với tháng trước từ 0.2% trước đó. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tuần gần nhất tăng lên 222,000, tốt hơn so với con số 239,000 trước đó.

Dữ liệu sắp tới cần chú ý

Tuần này kết thúc với những báo cáo kinh tế nhẹ nhàng. New Zealand khởi đầu với Chỉ số sản xuất BusinessNZ (dự báo giảm từ 47.2 xuống 46.8). Tiếp theo là Trung Quốc công bố Cán cân thương mại tháng 6 (dự báo +85 tỷ USD từ mức +82,62 tỷ USD trước đó), Xuất khẩu tháng 6 của Trung Quốc (so với cùng kỳ năm trước dự báo tăng từ 7.6% lên 8%), Nhập khẩu tháng 6 của Trung Quốc (so với cùng kỳ năm trước dự báo tăng từ 1.8% lên 2.8%).

Nhật Bản với Công suất sử dụng tháng 5 (so với tháng trước dự báo giảm từ 0.3% xuống 0.2%) và Sản xuất công nghiệp tháng 5 của Nhật Bản (so với tháng trước dự báo tăng từ -0.9% lên 2.8%; so với cùng kỳ năm trước dự báo tăng từ -1.8% lên 0.3%). Đức khởi đầu dữ liệu châu Âu với Giá bán buôn tháng 6 của Đức (so với tháng trước dự báo tăng 0.2% từ mức 0.1%, so với cùng kỳ năm trước dự báo tăng từ -0.7% lên 1.4%).

Pháp công bố Tỷ lệ lạm phát chính thức tháng 6 (so với tháng trước dự báo tăng từ 0% lên 0.1% ; so với cùng kỳ năm trước dự báo giảm từ 2.3% xuống 2.1%. Canada khởi đầu Bắc Mỹ với Giấy phép xây dựng tháng 5 của Canada (so với tháng trước dự báo -5.9% từ 20.5%).

Mỹ kết thúc dữ liệu kinh tế hôm nay với PPI tháng 6 của Mỹ (so với tháng trước dự báo từ -0.2% lên 0.1%; so với cùng kỳ năm trước dự báo 2.3% từ 2.2%), PPI lõi tháng 6 của Mỹ (so với tháng trước dự báo tăng 0.2% từ mức 0%; so với cùng kỳ năm trước dự báo tăng từ 2.3% lên 2.5%).

Sự sụt giảm trong lợi suất TPCP Mỹ do báo cáo CPI Mỹ thấp hơn dự kiến sẽ tiếp tục gây áp lực lên đồng USD so với các đồng tiền đối trọng. Các nhà đầu tư hiện kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 để phản ứng với báo cáo lạm phát yếu hơn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 9 điểm cơ bản xuống 4.21%, mức thấp nhất kể từ tháng 6. Nếu giảm xuống mức 4.20%, lợi suất 10 năm có thể giảm xuống 4.0%, mức thấp của tháng 1 năm 2024.

Chỉ số DXY lao dốc xuống mức thấp nhất trong phiên hôm qua là 104.08, trước khi hồi phục lên 104.45 vào cuối phiên New York. Đà giảm này có thể sẽ dẫn đến việc kiểm tra lại mức 104.08. Nếu DXY break-down mức 104.00, có thể sẽ kiểm tra mức 102.70, mức thấp của tháng 3 năm 2024.

Về mặt dữ liệu, thị trường sẽ theo dõi báo cáo PPI tháng 6 của Mỹ.

Nhận định thị trường ngoại hối hôm nay

USD/JPY - Dự kiến sẽ có một phiên giao dịch biến động hơn đối với cặp tiền tệ này hôm nay. Nhật Bản sẽ tiếp tục cảnh giác, vì vậy dự kiến USD/JPY sẽ tiếp tục giảm trong ngày. Hỗ trợ gần nhất nằm ở mức 158.40, 158.00 và 157.60. Kháng cự gần nhất nằm ở 159.15, 159.75 và 160.25. Dự kiến sẽ có khởi đầu căng thẳng ở châu Á hôm nay, phạm vi dao động trong khoảng 157.70-160.30.

Biểu đồ USD/JPY khung thời gian 4 giờ

GBP/USD - tăng vọt lên 1.2913 khi đóng cửa tại New York. Trong ngày, kháng cự gần nhất ở mức 1.2950 (mức cao nhất trong phiên hôm qua). Mức kháng cự tiếp theo nằm ở 1.2980. Ngược lại, hỗ trợ gần nhất có thể tìm thấy ở 1.2880, 1.2850 và 1.2820. Phạm vi dao động trong khoảng 1.2850-1.2950 hôm nay. Ưu tiên bán khi đồng bảng Anh mạnh lên hôm nay.

Biểu đồ GBP/USD khung thời gian 4 giờ

AUD/USD- tăng nhẹ từ 0.6740 lên 0.6757. Kháng cự gần nhất hôm nay ở 0.6790 sau đó là 0.6830. Hỗ trợ gần nhất có thể tìm thấy ở 0.6740 và 0.6700. Dự kiến cặp tiền sẽ củng cố trong hôm nay, dao động khoảng 0.6720-0.6820.

Biểu đồ AUD/USD khung thời gian 4 giờ

EUR/USD - tăng vọt lên mức cao nhất trong ngày là 1.0900 trước khi giảm xuống đóng cửa ở 1.0867. Kháng cự gần nhất nằm ở 1.0900 sau đó là 1.0940 và 1.0980. Ngược lại, hỗ trợ gần nhất ở 1.0830 tiếp theo là 1.0800 và 1.0770. Phạm vi dao động nằm trong khoảng 1.0820-1.0900.

Biểu đồ EUR/USD khung thời gian 4 giờ

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá Bạc đứng trước ngã ba đường: Khả năng giảm sâu nếu break khỏi ngưỡng hỗ trợ quan trọng 31.50 USD
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Giá Bạc đứng trước ngã ba đường: Khả năng giảm sâu nếu break khỏi ngưỡng hỗ trợ quan trọng 31.50 USD

Giá bạc khó có thể duy trì đà hồi phục từ đáy 3 tuần của phiên trước đó. Các chỉ báo kỹ thuật đưa ra tín hiệu tiêu cực và dự báo đà giảm trong ngắn hạn. Bạc cần break-out và giữ vững trên vùng 32.30-32.35 USD để đảo chiều xu hướng hiện tại.
Phân tích kỹ thuật GBP/USD: "Rung lắc" mạnh tại SMA 100, nhưng quyết giữ thành công vùng 1.2950
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Phân tích kỹ thuật GBP/USD: "Rung lắc" mạnh tại SMA 100, nhưng quyết giữ thành công vùng 1.2950

GBP/USD suy yếu trong phiên thứ Sáu khi USD thu hút dòng tiền mua vào tại vùng đáy. Lập trường hawkish của BoE có thể hỗ trợ bảng Anh và hạn chế đà giảm của cặp tiền tệ chủ chốt này. Các chỉ báo kỹ thuật đang nghiêng về kịch bản giảm giá và báo hiệu khả năng điều chỉnh sâu hơn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ