Nhận định thị trường tháng 5: Rủi ro vẫn tiềm ẩn!
Đạt Nguyễn
Currency Analyst
Những phân tích và nhận định trên góc độ phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cho các trader lên kế hoạch cho tháng 5.
Nhìn lại thị trường Tháng 4:
Tháng tư thị trường nhìn chung là xu hướng hồi phục, tâm lý khẩu vị rủi ro cải thiện rõ rệt do hai yếu tố:
- Các ngân hàng Trung ương đẩy mạnh nới lỏng hỗ trợ thị trường
- Kỳ vọng dịch bệnh qua đi và dự đoán sắp có vắcxin chữa virus.
So sánh liên thị trường:
- Tuy nhiên, nếu đem so với các thị trường khác thị trường FX hồi phục vẫn còn thấp (USD yếu đi và các đồng rủi ro mạnh lên)
- Thi trường chứng khoán đã hồi phục mạnh mẽ trong khi rổ tiền đối trọng USD mới chỉ hồi phục hơn 40% (USD yếu đi) chủ yếu là với G10, các nước thị trường mới nổi vẫn còn rất yếu
Các yếu tố vĩ mô quan trọng trong tháng tới:
1. Hồi phục kinh tế
Còn chưa rõ nền kinh tế sẽ hồi phục như thế nào sau quá trình cách ly xã hội.
Về mặt số liệu, các chỉ số kinh tế thế giới gần đây không quá tệ, thực tế là khá sát so với kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên vẫn còn quá sớm để lạc quan, sau khi dừng giãn cách xã hội, yếu tố quan trọng để kinh tế phát triển lại, là phải xử lý được dịch bệnh triệt để.
Nếu vẫn chưa nghiên cứu ra được một loại vắc xin triệt để cho NCOV-19, thì triển vọng kinh tế vẫn còn yếu kém.
2. Mỹ- Trung và bầu cử Mỹ
Yếu tố tiếp theo là mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ căng thẳng thêm, do Trump đổ lỗi cho Trung Quốc về việc bùng phát dịch bệnh.
Cần lưu ý là quá trình bầu cử Mỹ đã đi được nửa chặng đường, và sự ủng hộ của Trump đang giảm nhẹ, ông sẽ cần xử lý dịch bệnh quyết liệt hơn để đảm bảo thế thắng trước phe Dân chủ
3. Thanh khoản thị trường
So với cuối năm ngoái có thể thấy thanh khoản thị trường đã giảm đi rất nhiều. nếu lấy mức tham chiếu là 100, thi thanh khoản hiện tại chỉ ở mức 60 (nguồn JPM). Thanh khoản thấp có thể làm cho rủi ro giá biến động mạnh, quét lệnh, nhảy gap, v.v
4. Yếu tố mùa vụ
Trung bình trong 10 năm qua hàng năm cứ vào tháng 5 là USD lại mạnh lên, trung bình tăng khoảng 1.8%, một phần có thể do dòng tiền ngoại tệ đổ vào mua trái phiếu chính phủ Mỹ
Đánh giá chi tiết, nhóm những đồng tiền có khả năng yếu đi nhất so với USD là các đồng AUD, NZD và khối Scandinavi. Xác suất yếu đi khoảng -3% là 80-90%.
Nhận định các đồng G7:
Cặp tiền EUR/USD:
Đồ thị tuần của EUR/USD đã tạo Tweezer Bottom và MACD có xu hướng phân kỳ kép trong Downtrend, do đó đáy của EUR/USD có thể đã được tạo trên đồ thị tuần. Hãy chú ý về cây nến Bullish tuần 23-28/3, đây là cây nến rất có ý nghĩa, giá đang có xu hướng tích lũy dạng Inside Bar sau đó. Kháng cự 1.1150 trên đồ thị tuần rất có ý nghĩa, việc phá mỡ mốc này sẽ củng cố một xu hướng tăng mới cho EUR/USD. Trong khi đó, quan sát Supply/Demand thì vùng quanh 1.0800 là Demand Zone, do đó tôi đánh giá vùng 1.0800-1.0840 sẽ là vùng "Buy on dip" của EUR/USD trong tháng Năm. Nếu thị trường chứng khoán chứng kiến một làn sóng bán tháo mới hoặc căng thẳng Trade War leo thang thì đồng Dollar có thể còn 1 nhịp mạnh lên, và việc tỷ giá EUR/USD hồi lại trên mức 1.08 sẽ là cơ hội tốt để Go Long EUR.
Cặp tiền GBP/USD:
Về Cơ bản: Anh có những yếu tố nền tảng khá xấu:
- Thâm hụt cán cân vãng lai và cán cân tài khóa rất cao.
- Quá trình đàm phán thương mại sau Brexit bị gián đoạn do dịch bệnh, và có thể sẽ phải kéo dài thành 1 năm,vòng đàm phán tiếp theo sẽ bắt đầu lại vào ngày 11 tháng 05.
- NHTW Anh tuần này có thể tăng chương trình QE lên 50% (~100 tỷ GBP) sẽ làm cho lượng QE lên tới tận 13.5% GDP.
Về Kỹ thuật:
GBP cũng tích lũy 2 tuần qua và thành mô hình tam giác, chặn trên hold ở level 1,2650 (MA 200, Bollinger upper band).
Trong trường hợp giá break lên phá qua 1.2650, target có thể quay lại vùng tích lũy cuối năm ngoái (1.2880-1.3200).
Tuy nhiên vẫn phải lưu ý có 1 số tín hiệu yếu đi ở động lượng, cộng với cơ bản yếu khiến kịch bản xuống vẫn rất có thể xảy ra.
Trong trường hợp chặn dưới của tam giác bị thủng, mất mức 1.2400, giá có thể quay lại test mức quan trọng 1.2000 (Đáy 2016 (brexit), và đáy 2019).
Cặp tiền USD/CAD:
Cơ bản:
Bank of Canada sắp có Thống đốc mới vào tháng 6 này, ông Tiff Maclem, thị trường đang phân tích định hướng của ông về chính sách tiền tệ, so với người tiền nhiệm Poloz.
Điểm đáng lưu ý là có vẻ ông Maclem không ngại về việc sử dụng chính sách lãi suất âm để kích thích. Trong trường hợp đó, chúng ta cần phải đánh giá sự yếu đi của CAD, nếu giả sử lãi suất âm được áp dụng, điều này sẽ làm CAD yếu hơn nữa, bên cạnh các yếu tố hiện tại, cán cân thanh toán đã rất yếu và rủi ro lớn của ngành dầu khí.
Kỹ thuật:
USD/CAD cũng đang tích lũy thành 1 mô hình tam giác (hoặc lá cờ), xác suất phá lên khá cao khi về cơ bản CAD còn đang rất yếu, cả về cán cân thương mại, rủi ro của ngành dầu, và dòng vốn.
Trường hợp phá lên, kì vọng test 3 level :
- 1.4600: đỉnh T3 vừa qua
- 1.47: đỉnh năm 2015 (cũng là khủng hoảng dầu)
- Xa hơn thậm chí có thể kì vọng cad test tới 1.50 (xác xuất thấp).
Cặp tiền AUD-NZD/USD
Khuyến nghị nên Sell NZD so với AUD, và USD.
So với AUD sự khác biệt chính sách QE giữa Úc và New Zealand đã phản ánh rất rõ vào việc AUD tăng NZD giảm trong thời gian qua. Trong khi RBA bắt đầu hạn chế QE, thì New Zealand thì lại muốn tăng quy mô bơm tiền.
Đồ thị so sánh bảng cân đối của Ngân hàng Trung ương 2 nước cho thấy là AUD/NZD tăng tương quan thuận theo tỷ lệ chênh lệch về bảng cân đối của hai nước.
New Zealand vẫn là một trong những nước chịu rủi ro lớn nhất trong G10 vì thâm hụt thương mại cao cộng với chính sách nới lỏng quá mạnh tay của ngân hàng Trung ương (trong đó gián tiếp mua lại rất nhiều lượng thâm hụt của cán cân tài khóa).
Về Kỹ thuật:
AUD/NZD có thể hồi về tới 1.05, tại mức này có thể sẽ có lực hỗ trợ lớn của thị trường (trendline + đỉnh T3 trước dịch), kì vọng sẽ tiếp tục trend tăng, giá có thể hướng tới 1.0750 và 1.0880.
NZDUSD: rất khác so với AUD/USD, NZD vẫn đang hồi phục nhưng lại đang nằm dưới nhiều ngưỡng cản quan trọng 0.6200 (level break xuống thời điểm đầu dịch bệnh).
Do đó có thể canh sell on rally NZD tại level 0.6150-0.6200, mục tiêu hướng về vùng 0.5900.