Nhận định tuần giá vàng: Phe mua thành công bảo vệ mốc 2,400 USD, các quyết định đầu tư lớn có thể được đưa ra dựa trên dữ liệu lạm phát sắp tới của Mỹ

Nhận định tuần giá vàng: Phe mua thành công bảo vệ mốc 2,400 USD, các quyết định đầu tư lớn có thể được đưa ra dựa trên dữ liệu lạm phát sắp tới của Mỹ

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

11:06 10/08/2024

Giá vàng đã mở ra sự phục hồi đáng kể sau đợt bán tháo mạnh trong nửa đầu tuần. Xét về góc độ kỹ thuật, giá vàng cho thấy xu hướng tăng vẫn đang chiếm ưu thế. Các nhà đầu tư đang dõi theo sát sao dữ liệu lạm phát của Mỹ để đưa ra quyết định tiếp theo, đồng thời cũng để mắt đến tình hình địa chính trị.

Giá vàng (XAU/USD) đã chịu áp lực giảm mạnh vào đầu tuần do nhiều yếu tố kết hợp gây ra một đợt bán tháo trên diện rộng. Dù vậy, kim loại quý này đã nhanh chóng phục hồi trong nửa cuối tuần và ổn định trên mốc 2,400 USD. Các nhà giao dịch đang chờ đợi dữ liệu lạm phát tháng 7 của Mỹ để xác định hướng đi tiếp theo của thị trường.

Diễn biến tuần qua

Vàng đã không thể tận dụng lợi thế từ sự leo thang của căng thẳng địa chính trị vào đầu tuần và giảm mạnh. Việc đảo ngược carry trade Yên Nhật (JPY), lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ vẫn hiện hữu và căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đã gây ra một đợt bán tháo trên diện rộng vào thứ Hai, khiến nhiều tài sản tài chính, ngoại trừ JPY, đều chịu tổn thất nặng nề.

Sau khi giảm hơn 1.0% vào thứ Hai, giá vàng đã gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm điểm tựa vào thứ Ba. Mặc dù nhiều tài sản đã phục hồi một phần so với mức giảm của thứ Hai, nhưng giá vàng tiếp tục giao dịch trong sắc đỏ khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng mạnh gần 3.0% trong ngày.

Giá vàng đã hạn chế được đà giảm vào ngày hôm sau, nhưng tâm điểm của các nhà đầu tư lại chuyển hướng sang các tài sản rủi ro khi lo ngại về việc carry trade JPY tiếp tục đảo ngược được giảm bớt. Phó thống đốc BoJ - Shinichi Uchida, đã nhấn mạnh rằng họ sẽ không tăng lãi suất khi thị trường thiếu ổn định và duy trì mức độ nới lỏng tiền tệ hiện tại.

Nói về lo ngại suy thoái, một vài quan chức Fed đã lên tiếng nhằm trấn an, xóa tan những đám mây đen vào đầu tuần. Điều đáng chú ý là tại cuộc họp gần đây nhất của Fed vào ngày 31/07, Chủ tịch Jerome Powell đã nhấn mạnh sự cần thiết về tính bền vững trong việc kiểm soát lạm phát, đồng thời chỉ ra dữ liệu của Q2 như một bằng chứng hỗ trợ quan điểm này. Ông cho biết Fed đang tiến gần hơn đến việc xem xét khả năng cắt giảm lãi suất. Cụ thể, ông đề cập rằng nếu lạm phát tiếp tục giảm, tăng trưởng kinh tế vẫn mạnh và thị trường lao động duy trì ổn định, việc cắt giảm lãi suất có thể được xem xét, thậm chí có thể sớm nhất là vào tháng 9.

Đặt trong bối cảnh thiếu vắng các dữ liệu kinh tế quan trọng, cùng với những diễn biến địa chính trị mới, vàng đã thu hút một số lực mua theo kỹ thuật sau khi vượt qua mức 2,400 USD vào đầu ngày thứ Năm và tiếp tục tăng cao hơn vào thứ Sáu.

Điểm nhấn tuần tới

Điểm nhấn trong lịch kinh tế tuần tới sẽ là dữ liệu lạm phát tháng 7 của Mỹ. Cả chỉ số CPI và CPI lõi (loại trừ các mặt hàng thực phẩm và năng lượng dễ biến động) đều được dự báo tăng 0.2% so với tháng trước. So với cùng kỳ, lạm phát tính theo CPI toàn phần dự kiến sẽ giảm nhẹ xuống 2.9% từ mức 3.0% của tháng 6.

Hiện tại, thị trường đang nghiêng về khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 bps vào tháng 9 với gần 55% (từ khoảng 70% chỉ vài ngày trước), theo công cụ FedWatch của CME.

Nếu CPI tăng cao hơn dự kiến, khả năng các nhà đầu tư sẽ đánh giá lại kỳ vọng nêu trên và USD có thể tiếp tục phục hồi. Ngược lại, nếu dữ liệu CPI thấp hơn hoặc bằng dự báo, USD có thể suy yếu trở lại, tạo điều kiện cho vàng tăng giá.

Vào thứ Năm tuần tới, Cục Thống kê Dân số Mỹ sẽ công bố số liệu bán lẻ hàng tháng cho tháng 7. Sau khi giữ nguyên trong tháng 6, doanh số bán lẻ dự kiến sẽ tăng 0.3% so với tháng trước. Mặc dù thông tin này thường không được các nhà đầu tư chú ý nhiều, nhưng một sự chênh lệch đáng kể so với dự báo của thị trường có thể tác động không nhỏ đến USD và sau đó là giá vàng trong ngắn hạn. Một mức tăng đáng kể có thể xoa dịu lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ, củng cố USD, gây áp lực lên giá vàng và ngược lại.

Song song đó, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình căng thẳng địa chính trị giữa Iran và Israel. Thông thường, vàng được coi là một tài sản trú ẩn khi căng thẳng địa chính trị gia tăng. Dù vậy, diễn biến của trong tuần qua cho thấy các yếu tố khác dường như đã làm suy yếu mối tương quan truyền thống này. Do đó, việc đặt cược vào một đợt tăng giá của vàng ngay cả khi căng thẳng ở Trung Đông tiếp tục nóng lên có thể sẽ tiềm ẩn rủi ro.

Phân tích kỹ thuật

Chỉ báo RSI trên biểu đồ ngày của XAU/USD đã tăng từ mức dưới 50.0 vào thứ Ba lên mức 60.0 vào cuối tuần, cho thấy áp lực bán đã giảm đi. Ở chiều tăng, kháng cự gần là vùng 2,470-2,480 USD, ứng với vùng trung tâm của kênh tăng từ giữa tháng Hai, trước khi chạm đến mốc tâm lý 2,500 USD. Nếu giá vàng ổn định trên mốc 2,500 USD và xác nhận được mức hỗ trợ này, biên trên của kênh tăng có thể trở thành mục tiêu tiếp theo, ở mức khoảng 2,580 USD.

Ở chiều giảm, hỗ trợ gần nhất là vùng 2,400-2,410 USD, xoay quanh SMA 20. Sau đó là các hỗ trợ mạnh hơn lần lượt tại 2,370 USD (SMA 50) và 2,350 USD (SMA 100).

XAU/USD đồ thị ngày

FXStreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!

Vàng (XAU/USD) duy trì đà tăng phiên thứ 4 liên tiếp và thiết lập mức cao nhất trong hơn một tuần. Bất ổn địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraine thúc đẩy dòng vốn vào tài sản trú ẩn an toàn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ neo cao hỗ trợ chỉ số DXY duy trì đà tăng, có thể tạo áp lực lên tài sản không sinh lợi suất này.
Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Khí tự nhiên thăng hoa, dầu thô thận trọng trước bất ổn toàn cầu
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Khí tự nhiên thăng hoa, dầu thô thận trọng trước bất ổn toàn cầu

Dầu WTI (CL) đang trong giai đoạn tích lũy với xu hướng điều chỉnh giảm. Dầu Brent (BCO) biến động trong biên độ hẹp, phản ánh tâm lý thận trọng và thiếu định hướng của thị trường. Khí tự nhiên (NG) đã vượt thành công ngưỡng kháng cự dài hạn, xác nhận triển vọng tăng giá.
Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Thời điểm Brent chinh phục đỉnh 73.85 USD đã đến?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Thời điểm Brent chinh phục đỉnh 73.85 USD đã đến?

Giá dầu Brent tiếp tục xu hướng dao động hẹp quanh vùng kháng cự trọng yếu 73.83 USD/thùng, phản ánh tác động đan xen giữa căng thẳng địa chính trị và những lo ngại về cán cân cung - cầu toàn cầu. Trong khi đó, dầu WTI duy trì vị thế ổn định trên ngưỡng tâm lý 69 USD/thùng, thể hiện sự cân bằng giữa áp lực từ số liệu tồn kho gia tăng và dấu hiệu hạ nhiệt của tình hình Trung Đông. Đáng chú ý, báo cáo tồn kho dầu thô Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng đột biến 4.8 triệu thùng, vượt xa dự báo của thị trường, củng cố thêm áp lực điều chỉnh giảm giá.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ