Nhận định USD/JPY: Nền kinh tế Nhật Bản suy giảm đưa đồng Yên vào tâm điểm trước quyết định lãi suất của BoJ
Phạm Phương Anh
Junior Editor
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục suy giảm 0.5% trong quý 1/2024 sau khi trì trệ vào quý 4/2023, khớp với dự báo. Cùng với xu hướng chi tiêu không đạt kỳ vọng sau đợt tăng lương vào mùa xuân tiếp tục làm dấy lên lo ngại về đồng Yên yếu.
Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản:
- Tiêu dùng cá nhân giảm 0.7% trong quý 1 năm 2024.
- Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 5.1%.
- So với cùng kỳ năm ngoái, GDP quý 1 của Nhật Bản suy giảm 1.8% so với ước tính ban đầu là giảm 2.0%.
Số liệu GDP được công bố gây chú ý, cùng với việc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) dự kiến đưa ra quyết định lãi suất vào thứ Sáu (14/6). Chi tiêu tiêu dùng yếu hơn là mối lo ngại đối với chính phủ và BoJ khi giới chức trách đang tìm kiếm dấu hiệu cho thấy nhu cầu vẫn có thể ổn định bất chấp lạm phát dai dẳng. Những con số yếu kém từ quý 1 năm 2024 dẫn đến chi tiêu hộ gia đình giảm 1.2% trong tháng 4.
Xu hướng tiêu dùng cá nhân và chi tiêu hộ gia đình cho thấy việc tăng lương chưa thực sự thúc đẩy chi tiêu. Với tiêu dùng tư nhân chiếm hơn 50% nền kinh tế Nhật Bản, điều này có thể tiếp tục làm dấy lên lo ngại về đồng Yên yếu.
Tuần trước, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Ryozo Himino đã thảo luận về tác động của đồng Yên yếu đối với nền kinh báo, ông chia sẻ: "Biến động tỷ giá ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế theo nhiều cách khác nhau. Điều này cũng ảnh hưởng đến lạm phát một cách rộng rãi và lâu dài, vượt ra ngoài tác động trực tiếp đến giá nhập khẩu."
Vào thứ Sáu (7/6), Báo cáo Việc làm của Mỹ công bố cao hơn so với dự kiến, hỗ trợ USD/JPY quay trở lại mức 157. Báo cáo CPI của Mỹ có thể buộc BoJ phải thảo luận nhiều hơn về phương án hỗ trợ đồng Yên.
Lịch kinh tế Mỹ: Báo cáo CPI Mỹ và cuộc họp FOMC
Nhà đầu tư nên cân nhắc Báo cáo CPI Mỹ sắp công bố. Sau số liệu thị trường lao động tốt hơn dự kiến vào thứ Sáu, số liệu lạm phát dai dẳng có thể tăng cường khả năng FOMC giữ nguyên lãi suất trong năm 2024.
Thu nhập trung bình theo giờ tăng 4.1% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 5 sau khi tăng 3.9% vào tháng 4. Mức lương cao hơn có thể làm tăng thu nhập và chi tiêu. Xu hướng tăng của thu nhập khả dụng có thể thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và lạm phát do cầu kéo.
Lộ trình lãi suất Fed duy trì cao hơn có thể làm tăng chi phí đi vay và giảm thu nhập khả dụng. Nhà kinh tế dự đoán Fed sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5.50% vào thứ Tư. Tuy nhiên, hy vọng Fed tăng lãi suất vào tháng 9 vẫn còn bấp chấp dữ liệu Báo cáo Việc làm của Mỹ được cống bố trước đó.
Dự báo ngắn hạn
Xu hướng ngắn hạn của USD/JPY sẽ phụ thuộc vào Báo cáo CPI Mỹ, Fed và BoJ. Các dự báo kinh tế theo hướng hawkish hơn của FOMC có thể làm chênh lệch chính sách tiền tệ và hỗ trợ cho đồng USD. Tuy nhiên, nếu USD/JPY tăng lên 160, có thể khiến BoJ bắt đầu thảo luận về tăng lãi suất.
Biểu đồ USD/JPY khung thời gian ngày
USD/JPY vẫn đang giao dịch trên đường EMA 50 ngày và 200 ngày, củng cố xu hướng tăng. Nếu USD/JPY tăng trở lại mức 157 và giữ tốt tại đây, cặp tiền có thể tiếp tục hướng tới mức 158 và đỉnh 160 của ngày 29/4.
Ngược lại, nếu USD/JPY giảm xuống dưới đường EMA 50 ngày có thể báo hiệu một đợt giảm về mức hỗ trợ gần nhất 151. Chỉ báo RSI 14 ngày đang ở mức trên 50 củng cố xu hướng tăng của cặp tiền này trước khi đi vào vùng quá mua.
FX Empire