Nhận định USD/JPY: Thị trường đang đặt cược vào khả năng BoJ tăng lãi suất?
Quỳnh Chi
Junior Editor
Tăng trưởng đơn hàng thiết bị công nghiệp Nhật Bản dự báo chậm lại còn 3.2% trong tháng 11, giảm đáng kể so với mức 9.3% của tháng 10, đặt ra thách thức cho kế hoạch điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).
Đơn hàng thiết bị công nghiệp: Động lực tăng trưởng có thể tác động đến lộ trình tăng lãi suất của BoJ?
Diễn biến đơn hàng thiết bị công nghiệp Nhật Bản được dự báo sẽ chi phối biến động cặp USD/JPY trong phiên sáng nay. Các chuyên gia kinh tế dự báo chỉ số này sẽ tăng 3.2% trong tháng 11, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 9.3% của tháng trước.
Nếu nhu cầu thiết bị công nghiệp suy giảm mạnh hơn dự kiến, điều này sẽ phản ánh đúng những dấu hiệu đã được cảnh báo trong báo cáo PMI sản xuất tháng 11 của Jibun Bank. Theo đó, lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản đã ghi nhận tháng suy giảm thứ 5 liên tiếp, đồng thời các doanh nghiệp sản xuất cũng lần đầu tiên cắt giảm nhân sự kể từ quý 1/2024.
Tình trạng suy yếu trong lĩnh vực sản xuất có nguy cơ lan rộng sang khu vực dịch vụ, tạo áp lực lên toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản. Sự suy giảm rộng khắp trong khu vực tư nhân có thể khiến thị trường điều chỉnh giảm kỳ vọng về các đợt tăng lãi suất của BoJ, từ đó làm suy yếu sức hấp dẫn của đồng Yên.
Hoạt động kinh tế tư nhân trì trệ sẽ gây áp lực lên thị trường việc làm, kìm hãm tốc độ tăng lương và chi tiêu tiêu dùng. Xu hướng này có thể làm dịu bớt áp lực lạm phát, buộc BoJ phải duy trì chính sách tiền tệ hiện tại.
Tuy nhiên, nếu số liệu đơn hàng vượt dự báo có thể thúc đẩy kỳ vọng về đợt tăng lãi suất của BoJ và hỗ trợ đồng Yên.
Số liệu GDP và biến động quan điểm chính sách
Biến động của USD/JPY có thể mạnh hơn sau khi số liệu GDP quý 3 điều chỉnh được công bố vào thứ Hai. GDP Nhật Bản quý 3/2024 tăng 0.3%, giảm tốc so với 0.5% của quý 2/2024.
Loạt chỉ báo kinh tế suy yếu có thể củng cố lập trường của phe dovish trong cuộc họp chính sách tuần tới của BoJ.
Thống đốc BoJ nhấn mạnh chính sách phụ thuộc vào dữ liệu
Thống đốc BoJ Kazuo Ueda gần đây đã ngụ ý khả năng tăng lãi suất khi cho rằng nền kinh tế đang phát triển phù hợp với dự báo của Ngân hàng Trung ương này. Trước đó, ông từng khẳng định BoJ chỉ xem xét tăng lãi suất khi nền kinh tế vận động theo đúng kịch bản dự báo.
Tuy nhiên, tăng trưởng chậm lại trong quý 3 cùng với đơn hàng thiết bị công nghiệp suy giảm có thể làm lung lay triển vọng này. BoJ cũng cần cân nhắc tác động tiềm tàng từ chính sách thuế quan của Trump đối với thương mại toàn cầu. Một cuộc chiến thương mại có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu Nhật Bản, tăng trưởng kinh tế và lộ trình bình thường hóa chính sách tiền tệ với mục tiêu lãi suất 1%.
Phân tích kỹ thuật USD/JPY
Biểu đồ USD/JPY trong khung ngày
Trong phiên Mỹ hôm nay, số liệu chi phí lao động đơn vị và năng suất phi nông nghiệp chính thức có thể tác động tới USD/JPY. Chi phí lao động tăng cao có thể giảm kỳ vọng về chuỗi cắt giảm lãi suất của Fed. Ngược lại, chi phí lao động thấp hơn có thể thúc đẩy kỳ vọng Fed theo hướng ôn hòa, thu hẹp chênh lệch lãi suất Mỹ - Nhật.
Lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed có thể đẩy USD/JPY lên vùng 156.884. Trong khi đó, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất nhiều lần có thể kéo tỷ giá xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 149.358, hướng về mốc 147.500.
FX Empire