Nhận định USD/JPY: Yên Nhật được hỗ trợ nhờ kỳ vọng gia tăng về việc BoJ nâng lãi suất trước thềm công bố CPI Mỹ
Phạm Phương Anh
Junior Editor
Đồng Yên Nhật (JPY) chấm dứt chuỗi giảm ba ngày liên tiếp vào thứ Năm. Sự gia tăng đồn đoán rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể nâng lãi suất tại cuộc họp sắp tới vào tháng 7 đã hỗ trợ đồng Yên và làm suy yếu cặp tiền USD/JPY.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm giữ ổn định ở mức 1.09%, gần đỉnh 1.1% được ghi nhận vào ngày 3 tháng 7. Sự ổn định này diễn ra trong bối cảnh áp lực bán đối với trái phiếu chính phủ Nhật Bản gia tăng, phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài rằng BoJ có thể tăng lãi suất để hỗ trợ với sự suy yếu của đồng Yên Nhật, theo báo cáo của Nikkei Asia.
Đồng USD suy yếu, có thể do tác động từ lợi suất TPCP Mỹ thấp hơn. Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh sự quan trọng của việc theo dõi thị trường lao động đang xấu đi vào thứ Tư, đồng thời bày tỏ sự lạc quan về xu hướng giảm của lạm phát.
Các nhà giao dịch hiện đang đổ dồn sự chú ý đến dữ liệu Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) của Mỹ tháng 6, dự kiến công bố vào thứ Năm, để có thêm thông tin về hướng đi chính sách tiền tệ của Fed.
Tổng quan thị trường
- Peter Boockvar, Giám đốc tài chính tại Tập đoàn Tài chính Bleakley có trụ sở tại Mỹ, cho biết sự suy yếu của đồng Yên sẽ khiến BoJ "phản ứng sớm hơn" theo Reuters.
- Reuters đưa tin vào thứ Tư, trích dẫn các nguồn tin giấu tên, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể sẽ cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay và dự đoán lạm phát sẽ duy trì quanh mục tiêu 2% trong những năm tới tại cuộc họp tháng này.
- Mặc dù ông Powell tỏ ra thận trọng về triển vọng chính sách trong bài phát biểu hôm thứ Ba, nói rằng lạm phát đã được cải thiện trong những tháng gần đây và "nhiều dữ liệu tốt hơn sẽ củng cố" niềm tin cho việc cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, ông nói rằng ông không muốn "đưa ra bất kỳ tín hiệu nào về thời điểm của các hành động tương lai" đối với lãi suất.
- Theo báo cáo của Bloomberg vào thứ Ba, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang tiến hành ba cuộc họp trực tiếp với các ngân hàng, công ty chứng khoán và tổ chức tài chính trong vài ngày tới. Mục đích của các cuộc họp này là đánh giá tốc độ khả thi để giảm dần việc mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản.
- Vào thứ Ba, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki nhấn mạnh “điều quan trọng là phải duy trì kỷ luật tài chính để giữ niềm tin vào sức khỏe tài chính dài hạn”. Suzuki cũng đề cập đến việc theo dõi chặt chẽ các cuộc thảo luận tại cuộc họp BoJ liên quan đến thị trường trái phiếu, theo Reuters.
- Yên Nhật cũng gặp khó khăn do các cá nhân Nhật Bản mua tài sản ở nước ngoài thông qua chương trình đầu tư miễn thuế được cải tổ gần đây, Chương trình Tài khoản tiết kiệm cá nhân Nippon (NISA). Theo Nikkei Asia, quy mô mua tài sản này dự kiến sẽ vượt quá thâm hụt thương mại của cả nước trong nửa đầu năm nay.
- Bộ Tài chính Nhật Bản báo cáo vào thứ Hai rằng các công ty quỹ đầu tư và quản lý tài sản Nhật Bản đã mua ròng 6.16 nghìn tỷ Yên (38 tỷ USD) cổ phiếu và cổ phần quỹ đầu tư nước ngoài trong sáu tháng đầu năm.
Phân tích kỹ thuật
Biểu đồ USD/JPY khung thời gian ngày
Cặp tiền giao dịch quanh mức 161.60 vào hôm nay, USD/JPY tiếp tục dao động trong một mô hình kênh giá tăng trên biểu đồ ngày, củng cố xu hướng tăng.
Tuy nhiên, chỉ báo RSI 14 ngày đang ở gần mức 70, cho thấy USD/JPY đang ở vùng quá mua, làm gia tăng khả năng cặp tiền sẽ có điều chỉnh giảm.
Cặp USD/JPY có thể hướng đến mức tâm lý gần 163.00, nằm ở đường biên trên của kênh giá tăng. Một cú break-out mức này có thể củng cố tâm lý tăng và đẩy cặp tiền hướng tới mức kháng cự 163.50.
Ngược lại, mức hỗ trợ gần nhất được nhìn thấy quanh đường EMA 21 ngày tại 160.13, tiếp theo là đường biên dưới của kênh giá tăng khoảng 160.00. Nếu giảm sâu hơn, USD/JPY có thể sẽ kiểm tra vùng quanh mức đáy của tháng 6 tại 154.55.
FXStreet