Giá vàng thế giới đã vượt qua ngưỡng tâm lý 2,000 USD vào thứ Sáu tuần trước, khi thị trường chuẩn bị cho cuộc họp FOMC sẽ diễn ra vào thứ Tư tuần này.
Lợi suất TPCP đã điều chỉnh giảm nhưng vẫn ở mức cao với lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm chạm mốc 5.02% vào tuần trước, cao nhất kể từ năm 2007. Ngay sau đó, thị trường đã có những biến động mạnh đưa lợi suất TPCP về lại mức 4.80%.
Sự tăng lên của lợi suất TPCP Mỹ đã giúp củng cố đồng đô la Mỹ. Ngoài ra, tình hình địa chính trị ở Trung Đông đã góp phần làm suy yếu các tài sản rủi ro, giúp các tài sản an toàn như USD và vàng đã tăng giá.
Một cách tổng quát, khi đồng đô la Mỹ và lợi suất TPCP Mỹ tăng, vàng đôi khi bị áp lực bán. Tương tự, khi lợi suất thực của Mỹ tăng, vàng đôi khi sẽ giảm vì nó là một tài sản không sinh lời.
Lợi suất thực của Mỹ đã tăng mạnh trong năm 2023 và gần đây đã đạt mức cao nhất trong 15 năm tại kỳ hạn 10 năm, giao dịch trên 2.60%. Sự kết hợp của lợi suất danh nghĩa cao hơn và kỳ vọng lạm phát giảm đã thúc đẩy động lượng tăng của lợi suất thực.
Nhìn vào biểu đồ bên dưới, lợi suất TPCP 10 năm, lợi suất thực và chỉ số DXY chưa có ảnh hưởng nhiều đến giá vàng nhưng đây vẫn là một yếu tố đáng để theo dõi.
Thị trường đang cho rằng sẽ không có sự thay đổi nào đối với lãi suất mục tiêu của Fed tại cuộc họp FOMC vào thứ Tư, nhưng cuộc thảo luận sau quyết định từ Chủ tịch Fed Jerome Powell có thể sẽ cung cấp một số động lực tăng giá cho vàng.
Tương quan giá vàng, lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ, lợi suất thực, và chỉ số DXY
Độ biến động của Vàng đo lường bằng chỉ số GVZ (chỉ số đo lường biến động ngụ ý giá vàng) tăng cao. Đồng thời đường Bollinger Bands (gồm đường SMA 21 ngày) đang dần mở rộng.