Những điểm nóng trên thị trường hàng hóa trong tuần tới
Tú Đỗ
Senior Economic Analyst
Thị trường hàng hóa trải qua tuần giảm giá thứ 2 liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 3, bị tổn thương bởi sự sụt giảm của giá dầu, và diễn biến khó lường của một loạt các sự kiện trong tuần tới sẽ quyết định liệu giá sẽ tiếp tục lao dốc hay phục hồi trở lại
Nổi bật trong tuần tới đó là cuộc họp của Fed để đánh giá về quá trình phục hồi vừa qua và thị trường vàng sẽ đặc biệt chờ đợi bình luận chính thức của cơ quan này vào giữa tuần.
Trên thị trường năng lượng, cân đối cung cầu sẽ được đánh giá lại bởi OPEC và Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), cũng như cuộc họp của Ủy ban giám sát hợp tác Bộ trưởng. Bình luận cũng sẽ tới từ hội thảo trực tuyến S&P Global Platts's Asia Pacific. Thị trường nông nghiệp hiện vẫn đang bám sát diễn biến bùng phát của dịch tả lợn Châu Phi tại Đức.
Sau cùng, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng có thể sẽ bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý hơn khi chỉ còn khoảng hơn 50 ngày nữa là tới ngày bầu cử. Cơ hội giành chiến thắng cho ông Joe Biden trong bầu cử đại cử tri đã tăng lên mức 74.5%, theo như mô hình dự báo của FiveThirtyEight.
Vàng vẫn đang là điểm nóng
Kể từ thời điểm đạt mức đỉnh lịch sử vào tháng 8 trên mức 2000 USD/Oz, giá vàng đã đi vào giai đoạn tích lũy ở vùng giá 1900 USD/Oz, và kết quả từ cuộc họp Fed trong tuần tới sẽ tác động tới hướng đi tiếp theo của giá vàng. Cuộc họp kéo dài 2 ngày, với biên bản tóm tắt và bài phát biểu của chủ tịch Jerome Powell vào thứ 4, diễn ra chỉ vài tuần sau khi người đứng đầu Fed đưa ra phương pháp tiếp cận mới ôn hòa hơn đối với lạm phát.
Giới quan sát sẽ tập trung vào đánh giá của Fed đối với tình hình nền kinh tế dưới tác động của dịch bệnh và có thể sẽ có một vài gợi ý về việc nhà điều hành sẽ dựa vào yếu tố nào để bắt đầu nâng lãi suất trở lại trong tương lai. Nhiều người kỳ vọng cơ quan này sẽ gắn chính sách lãi suất với lạm phát, nhưng không chắc rằng thông báo chính thức sẽ được công bố trong phiên họp tới. Ngoài ra, các NHTW khác như BOJ, BOE cũng sẽ có phiên họp chính sách vào thứ 5.
"Bắt mạch" cho giá dầu
Sự sụt giảm của giá dầu xuống dưới mức 40 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 6 đã khiến thị trường thắc mắc rằng liệu sự bùng phát trở lại của dịch bệnh đã chấm dứt quá trình phục hồi, và những sự kiện đầu tuần tới sẽ mang tới câu trả lời. Cả cơ quan năng lượng quốc tế và nhóm các nước OPEC sẽ công bố cập nhật dự báo về triển vọng trong phần còn lại của năm 2020 và đầu 2021. Trong bối cảnh lực cầu tiêu dùng tại Trung Quốc cho thấy dấu hiệu hụt hơi, nơi mà nhu cầu dầu mỏ vẫn ở mức cao thậm chí tại thời điểm căng thẳng nhất của dịch bệnh, các báo cáo trên có thể sẽ không ủng hộ cho sự tăng giá.
Dù vậy, chỉ báo rõ ràng nhất sẽ đến vào thứ Năm, khi tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh sẽ tổ chức cuộc họp trực tuyến nhằm đánh giá thị trường, được biết tới với tên gọi Ủy ban giám sát hợp tác Bộ trưởng. Ủy ban trên sẽ đánh giá liệu rằng nỗ lực kiểm soát nguồn cung vẫn còn có hiệu lực, và các thành viên cam kết ở mức thấp hơn như I-rắc cuối cùng cũng sẽ tăng mức đóng góp. Thông điệp được đưa ra sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định giá dầu sẽ di chuyển lên trên hay xuống dưới mức 40 USD/Thùng.
50 ngày đếm ngược tới Bầu cử Tổng thống Mỹ
Cuộc chạy đua cho vị trí Tổng thống Mỹ đang dần nóng lên khi dần bước vào 50 ngày cuối cùng trước thời điểm bầu cử chính thức. Điều này sẽ có tác động lớn hơn tới các nhà đầu tư trong tuần tới, dù giao dịch hàng hóa hay tài sản khác, khi thời gian ngày càng thu hẹp; lượng tin tức tăng lên; và sức nóng giữa Donald Trump và đối thủ Joe Biden. Cuộc tranh luận đầu tiên dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 9 này.
Sau những đạo luật mới của Trump, căng thẳng với Trung Quốc và sự bùng phát của đại dịch trong nhiệm kỳ đầu tiên, cuộc chiến vào Nhà Trắng sẽ đem lại tác động to lớn đối với toàn bộ các hàng hóa thực, dù cho đó là dầu mỏ, đồng hay ngô. Trước khi tìm ra được người chiến thắng, những nhà giao dịch vàng hay bạc có thể sẽ chịu đe dọa chính, với xác suất kết quả hiện tại. Tổng thống Trump đã liên tiếp lặp lại cáo buộc không có chứng cứ rằng việc bầu cử bằng thư sẽ dẫn tới gian lận.
Dịch tả lợn Châu Phi
Sự chú ý của thị trường thịt lợn đã chuyển sang nước Đức sau khi dịch bệnh tả lợn Châu Phi lần đầu tiên bùng phát ở quốc gia này. Điều này đe dọa việc xuất khẩu thịt lợn của khu vực EU ra các thị trường bên ngoài, trong đó nước tiêu thụ chính là Trung Quốc. Xuất khẩu sang Hàn Quốc đã phải tạm dừng và các quốc gia khác có thể áp đặt lệnh cấm tương tự trong thời gian tới, đặc biệt nếu như sự lây lan ngày càng trầm trọng hơn. Hoa Kỳ nói rằng Đức không xuất khẩu sản phẩm thịt lợn từ các khu vực nhiễm bệnh, do vậy vẫn chưa cần thiết phải đưa ra biện pháp hạn chế nhập khẩu.
Sự lây lan của dịch bệnh là một cú đánh nữa tới ngành công nghiệp sản xuất thịt của Đức, vốn đã rất khó khăn để phục hồi sau dịch bệnh Covid-19 khi các lò mổ buộc phải dừng hoạt động. Dù vậy, đây có thể sẽ là thông tin tích cực đối với các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Đan Mạch và Mỹ nếu họ tận dụng cơ hội để xuất khẩu sang Trung Quốc, vốn đã phải tăng nhập khẩu thịt lợn do ảnh hưởng của dịch tả lợn trong nước. Vào thứ Năm vừa qua, giá thịt lợn tương lai tại Chicago đã tăng lên mức đỉnh trong vòng 4 tháng.
Thị trường đồng chỉ đang cho thấy một nửa của bức tranh
Lượng hàng tồn kho của đồng đã giảm xuống gần mức đáy trong 15 năm, một số mỏ khai thác vẫn đang tăng năng suất trở lại sau khi bị phong tỏa do dịch bệnh, và các nhà phân tích cho rằng xu hướng thâm hụt trên hoàn toàn có thể tiếp diễn. Tất cả những lo ngại trên giúp giải thích vì sao giá của kim loại này đang áp sát mức đỉnh trong 2 năm qua. Tuy vậy, triển vọng về nhu cầu mới là điều các nhà đầu tư quan tâm lúc này.
Báo cáo sản xuất công nghiệp tháng 8 của 2 quốc gia tiêu thụ lớn nhất - Mỹ và Trung Quốc - trong tuần sau có thể sẽ mang tới cái nhìn rõ ràng hơn. Thêm vào đó, các nhà đầu tư cũng sẽ chờ đợi quan điểm từ công ty Freeport-McMoRan Inc., công ty giao dịch đồng lớn nhất thế giới, khi dự kiến sẽ có bài phát biểu tại hội nghị trực tuyến Laguna Conference của Morgan Stanley vào thứ Ba.