Những người khai thác tiền mã hóa ở Mỹ phải đối mặt với những lo ngại mới về môi trường
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đang tăng cường giám sát kỹ lưỡng các tài sản kỹ thuật số. Các tác động môi trường của các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa, đặc biệt là khai thác, là một lĩnh vực ngày càng được chú trọng.
Một bản lưu ý được phát hành trước phiên điều trần của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện về “những thách thức và lợi ích của đổi mới tài chính” nêu lên những lo ngại về môi trường liên quan đến việc xác thực các giao dịch Bitcoin. Theo bản lưu ý đó, hoạt động khai thác đòi hỏi khả năng tính toán sử dụng nhiều tài nguyên, với việc khai thác Bitcoin được ước tính sử dụng năng lượng tương tự như mức tiêu thụ điện hàng năm của các quốc gia như Thụy Điển. Thêm vào đó, các máy tính đào tiền mã hóa có tuổi thọ ngắn và nhiều chất thải điện tử mà chúng tạo ra.
Theo dõi nhận xét từ những tên tuổi lớn trong lĩnh vực tiền điện tử tại phiên điều trần bao gồm Sam Bankman-Fried - Giám đốc điều hành của sàn giao dịch phái sinh FTX; cựu quan chức chính quyền Trump Brian Brooks - người hiện đang điều hành công ty khai thác tiền điện tử Bitfury Group và Alesia Haas - Giám đốc tài chính của Coinbase.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren gần đây đã gây sức ép với một công ty khai thác Bitcoin, Greenidge Generation Holdings - công ty cho biết họ là công ty khai thác Bitcoin trung tính với carbon đầu tiên ở Hoa Kỳ - về tác động của nó đối với biến đổi khí hậu, môi trường địa phương và giá điện. Warren đã và đang tìm cách ngăn chặn việc khai thác tiền điện tử một cách lãng phí.
Đầu mùa thu này, Nghị sĩ Maggie Hassan (một đảng viên Dân chủ) và Joni Ernst (đảng viên Cộng hòa) đã đưa ra luật sẽ tăng cường giám sát các hoạt động khai thác tiền mã hóa ở nước ngoài. Iceland gần đây đã cắt nguồn cung cấp dịch vụ cho một số khách hàng công nghiệp và từ chối các công cụ khai thác Bitcoin mới do thiếu điện.
Lo lắng về khai thác tiền mã hóa không phải là mới. Trung Quốc đã thẳng tay đàn áp các công ty khai thác trong năm nay, đổ lỗi cho họ về mọi thứ, từ lãng phí năng lượng đến các tai nạn chết người liên quan đến than khi chính phủ nỗ lực đáp ứng các mục tiêu trung hòa carbon. Bắc Kinh gần đây đã yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước ngừng khai thác tiền mã hóa và cho biết họ đang xem xét các biện pháp trừng phạt dưới hình thức tăng giá điện đối với các công ty bất chấp lệnh cấm. Vào hồi tháng 5, Elon Musk đã bày tỏ lo ngại về việc sử dụng nhiều năng lượng của Bitcoin.
Felice Maranz, Bloomberg