Những tín hiệu cho thấy đồng Dollar sẽ tiếp tục giảm
Anh Tùng, CFA
Senior Analyst
Đồng dollar đã giảm trong một khoảng thời gian rất dài trước đó. Tuy nhiên, lần này là một câu chuyện khác
Lần cuối cùng chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index (BBDXY) kiểm tra mức trendline 2 năm xảy ra vào đầu tháng 6 - điều này chủ yếu xuất phát từ tâm lý risk-on khi đại dịch COVID-19 tỏ ra ít nghiêm trọng (làn sóng thứ 2 chưa bùng phát).
- Hiện tại, đồng euro đang tỏ ra hưng phấn, với việc đồng bạc này chiếm khoảng 1/3 trọng số trong chỉ số BBDXY; USD suy yếu cũng là động lực khiến cho EUR tăng giá, ngoài ra chênh lệch lợi suất Ý-Đức cũng là tín hiệu tích cực
- Hơn nữa, chứng khoán Hoa Kỳ đã giảm sau khi đạt mức cao, đồng thời chỉ số USD của Bloomberg BBDXY kiểm tra mức hỗ trợ khi tâm lý rủi ro bị ảnh hưởng.
Tháng trước, BBDXY sụt giảm mạnh đến mức khiến chỉ báo RSI 9 ngày xuống mức thấp nhất kể từ năm 2007. Mặc dù RSI đứng ở mức quá bán ở thời điểm hiện tại, nhưng nó không có dấu hiệu đảo chiều và thoát khỏi mức thấp trong tháng 6; Ngoài ra, MACD cho thấy phe gấu hiện đang chiếm ưu thế.
Những nguyên nhân khiến đà giảm của đồng dollar vẫn được duy trì
- Lợi suất trái phiếu Mỹ đã giảm trong năm nay và không có dấu hiệu quay trở lại.
- Phản ứng của Hoa Kỳ đối với đại dịch liên tục bị đặt dấu hỏi, trái ngược với các các quốc gia khác; Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo hôm thứ Ba rằng dịch bệnh ở Hoa Kỳ có thể sẽ tệ hơn nữa trước khi tình hình được cải thiện.
- Nhu cầu về đồng dollar trên thị trường quyền chọn tiếp tục suy yếu, cho thấy các nhà đầu tư dường như đang thách thức vị thế đứng đầu của đồng bạc xanh.
Tuy nhiên, còn quá sớm khi nói rằng rằng đồng dollar có thể thay thế đồng euro trong giao dịch carry trade
- Đại dịch chưa kết thúc, cùng với sự sụp đổ kinh tế có thể trở nên rõ ràng hơn khi trợ cấp của chính phủ trên nhiều khu vực giảm bớt sau mùa hè
- Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 tiềm ẩn rủi ro chưa từng có về khả năng kết quả bị trì hoãn hoặc việc kiểm phiếu kéo dài do COVID-19, dẫn đến biến động mạnh trên thị trường.