Nợ nần chồng chất - đâu mới là điều đáng lo ngại đối với Mỹ?
Trần Quốc Khải
Junior Editor
Việc thâm hụt ngân sách có tác động tức thời lên thị trường tiền tệ không phải là điều đáng lo ngại. Nếu xu hướng này tiếp diễn, mối bận tâm thực sự là sự trở lại của các bond vigilantes (các nhà đầu tư mong muốn lợi suất cao hơn đối với TPCP để bù đắp cho lạm phát tăng lên).
Tình hình tài chính của chính phủ Mỹ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Các dự báo mới nhất của Văn phòng Ngân sách Quốc hội cho thấy họ sẽ cần vay thêm 400 tỷ USD trong năm nay để bù đắp thâm hụt ngân sách - và thêm hàng nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới.
Các nhà đầu tư có rất nhiều lý do chính đáng để lo lắng về xu hướng này của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, điều này có tác động tức thời lên thị trường tiền tệ không phải là điều các nhà đầu tư lo ngại.
Các dự báo của CBO cho thấy một viễn cảnh ảm đạm. Họ đã nâng ước tính thâm hụt của năm tài chính 2024 lên 1.9 nghìn tỷ USD từ mức 1.5 nghìn tỷ USD. Lý do cho khoản thâm hụt tăng lên này đến từ chi phí hỗ trợ quân sự cho Israel và Ukraine, xóa nợ cho sinh viên và lãi suất tăng cao. CBO đưa ra mức thâm hụt dự kiến cho 10 năm ở mức 22.1 nghìn tỷ USD, tăng so với ước tính tháng 2 là 20 nghìn tỷ USD - điều này dựa trên giả định lạc quan rằng Quốc hội sẽ không gia hạn các điều khoản của Đạo luật việc làm và cắt giảm thuế cho đến hết năm 2025.
Thâm hụt ngân sách lớn hơn đòi hỏi chính phủ phải vay nhiều hơn. Khi nhu cầu vay của Bộ Ngân khố Mỹ tăng, họ thường phát hành tín phiếu kho bạc ngắn hạn - có thể chuyển thành các công cụ nợ dài hạn nếu khoản vay tiếp tục tăng lên. Điều này dẫn đến lo ngại rằng một loạt tín phiếu kho bạc sẽ ''tràn'' vào thị trường, hút tiền mặt và thúc đẩy lãi suất ngắn hạn tăng đột biến giống như cú sốc thị trường tiền tệ vào tháng 9 năm 2019.
Việc phát hành tín phiếu kho bạc bị nghi ngờ có thể gây ra rung lắc cho thị trường, xuất phát từ 3 lý do. Đầu tiên, tín phiếu kho bạc có lãi suất cao hơn sẽ thu hút các nhà đầu tư hơn là các hợp đồng reverse repo của Fed. Các nhà đầu tư (chủ yếu là các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ) đã rót khoảng 380 tỷ USD vào các hợp đồng reverse repo của Fed với lãi suất 5.30%. Tiền đổ vào các hợp đồng reverse repo sẽ đến các ngân hàng, làm tăng dự trữ của và giảm nhu cầu vay ngắn hạn của họ.
Thứ hai, Fed đang rất cẩn thận để đảm bảo rằng các ngân hàng có nguồn dự trữ dồi dào để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của họ, chính xác là để tránh lặp lại tình trạng hỗn loạn năm 2019. Ví dụ, trong tháng này, Fed đã giảm bớt việc thắt chặt định lượng, chỉ cho phép 25 tỷ USD TPCP Mỹ đáo hạn không được tái đầu tư mỗi tháng, từ mức 60 tỷ USD.
Thứ ba, Fed hiện có hợp đồng standing repo, cũng là một biện pháp ứng phó với sự hỗn loạn năm 2019. Điều này đảm bảo rằng các ngân hàng luôn có thể vay tiền mặt từ việc nắm giữ cổ phiếu kho bạc, hiện ở mức lãi suất 5.50% - đặt ra giới hạn tăng cho lãi suất ngắn hạn, ngay cả khi nhu cầu tiền mặt bất ngờ vượt quá dự trữ của ngân hàng.
Mỹ đang gặp rủi ro lớn khi phải đối mặt với tình trạng thâm hụt tài chính lớn và thường xuyên. Càng vay mượn nhiều thì càng dễ rơi vào một vòng luẩn quẩn mà ở đó nợ chính phủ và lãi suất sẽ kéo nhau tăng lên. Gánh nặng nợ gia tăng cũng làm tăng áp lực lên Fed, khiến họ phải ''phá giá'' khoản nợ bằng cách cho phép lạm phát tăng lên - một kết quả mà nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump có thể dẫn đến.
Không thể biết khi nào các nhà đầu tư sẽ quyết định rằng những rủi ro của nền kinh tế là quá sức chịu đựng. Điều này có thể dẫn đến viễn cảnh tương tự bond vigilantes đã làm những năm 1990. Nếu viễn cảnh ấy tái diễn nó sẽ rất bất ngờ và khó đối phó. Đây là mối quan tâm cần được đặt lên hàng đầu.
Bloomberg