Nomura: Sức mạnh nền kinh tế Mỹ là tiền đề của suy thoái
Đức Nguyễn
FX Strategist
Số liệu bán lẻ vượt kỳ vọng gần đây cùng cả báo cáo CPI và NFP đang khiến Charlie McElligott, giám đốc bộ phận chiến lược liên thị trường tại ngân hàng Nomura gọi đợt “bán tháo vì cay cú” của trái phiếu do thị trường chấp nhận quan điểm lãi suất sẽ cao hơn trong thời gian dài hơn.
Dù trái phiếu có được hỗ trợ một chút nhờ phát biểu dovish từ các quan chức Fed và dòng tiền đánh lên do lo ngại hoạt động kinh tế trì trệ từ điều kiện tài chính thắt chặt và tâm lý risk-off do tình hình Trung Đông, thị trường đã trở lại giai đoạn ảm đạm.
Do đó, ta sẽ tiếp tục thấy thứ McElligott gọi là “phần bù kỳ hạn bị tái thiết lập,” do lợi suất tạo đỉnh mới.
Cùng lúc đó, so với tuần trước, hợp đồng tương lai SOFR đã bỏ định giá Fed hạ lãi suất tới 30bp trong năm tới.
Dù vậy, ông cảnh báo “vòng lặp phản hồi điều kiện tài chính” này sẽ kéo dài khiến ta cứ đi theo một vòng luẩn quẩn. Nói đơn giản hơn, số liệu kinh tế càng tốt, thị trường sẽ càng phản ứng mạnh với điều kiện tài chính thắt chặt hơn.
Nên là, dù nền kinh tế Mỹ vẫn đang rất mạnh, điều đó chỉ làm tăng thêm khả năng hạ cánh cứng, do tăng trưởng danh nghĩa chậm lại lâu dài, chi phí vốn cao, và lợi nhuận doanh nghiệp giảm.
Đáng buồn là, như quan chức Fed Christopher Waller phát biểu, không nhiều người nhận ra điều này, đồng thời ông cho biết chi phí vay tăng cao sẽ gây áp lực lên cả chi tiêu hộ gia đình và doanh nghiệp.
Nhưng vấn đề là khi lợi suất tăng cao làm thay việc cho Fed, nền kinh tế có thể bị đẩy vào suy thoái, điều Fed không hề muốn.
Và theo la bàn kinh tế của Nomura, về dài hạn, kinh tế Mỹ đang đến gần giai đoạn dịch chuyển từ “phục hồi” sang “thu hẹp.”
ZeroHedge