NZD/USD lỡ hẹn mục tiêu 0.6200 lần thứ hai nhưng cơ hội là vẫn còn nhờ lập trường hawkish của RBNZ
Thành Duy
Junior editor
NZD/USD giảm nhẹ sau chuỗi 3 phiên tăng, giao dịch quanh mức 0.6170 tại thời điểm viết bài. Fed giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 6 và điều chỉnh dự báo xuống còn một lần giảm lãi suất trong năm 2024 trong khi lập trường hawkish của RBNZ tiếp tục hỗ trợ đồng NZD.
Tổng quan
NZD/USD giảm nhẹ sau phiên bị bán ngược hôm qua khi đồng USD hồi phục lên trên mức 104.70. Báo cáo CPI của Mỹ tháng 5 thấp hơn dự kiến đã kéo chỉ số DXY xuống mức thấp 104.25 nhưng lập trường hawkish của Fed đã giúp DXY thu hẹp đà giảm.
Lạm phát tại Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt - Áp lực cho đồng USD
Lạm phát tại Mỹ đã giảm mạnh hơn dự kiến trong tháng 5, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) công bố hôm thứ Tư. Chỉ số CPI tăng 3.3% so với cùng kỳ trong tháng 5, thấp hơn so với mức trước đó và dự báo là 3.4%. So với tháng trước, CPI đi ngang trong tháng 5, lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm 2022, so với mức tăng 0.3% của tháng 4.
Chỉ số CPI lõi, loại trừ giá thực phẩm và năng lượng biến động tăng 3.4% so với cùng kỳ trong tháng 5, giảm nhẹ so với mức tăng 3.6% của tháng 4 và dự báo là 3.5%. So với tháng trước, CPI lõi tăng 0.2% trong tháng 5.
Báo cáo CPI hạ nhiệt đã củng cố khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay và tạo áp lực bán đối với USD. Theo công cụ CME FedWatch, các nhà đầu tư hiện đang đặt cược 73% khả năng Fed giảm lãi suất vào tháng 9, tăng so với mức 53% trước khi dữ liệu CPI được công bố.
Lập trường hawkish của Fed - Cứu cánh cho đồng USD
Về phía Fed, họ đã giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại từ 5.25% - 5.50% tại cuộc họp tháng 6 vào thứ Tư, đúng với dự đoán của thị trường. Chủ tịch Fed, Jerome Powell cho biết lập trường chính sách tiền tệ thắt chặt đang có hiệu quả và Fed sẽ chờ đợi thêm những tiến triển rõ ràng. Lập trường hawkish này đã giúp đồng USD thu hẹp một phần đà giảm.
Dữ liệu trái chiều từ Trung Quốc - Đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand
Trên mặt trận khác, lạm phát CPI của Trung Quốc vẫn ổn định ở mức 0.3% so với cùng kỳ trong tháng 5, không đạt được kỳ vọng tăng 0.4%. Tuy nhiên, chỉ số PPI của Trung Quốc giảm 1.4% so với cùng kỳ trong tháng 5, cải thiện so với mức giảm 2.5% trước đó. Dù vậy, dữ liệu kinh tế trái chiều của Trung Quốc lại không ảnh hưởng nhiều đến đồng NZD, mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand.
Lập trường hawkish của RBNZ tiếp tục hỗ trợ cho đồng NZD
Lập trường hawkish của RBNZ tiếp tục hỗ trợ đồng NZD và cung cấp thêm động lực cho NZD/USD. RBNZ lo ngại về lạm phát trong nước ở mức cao và có khả năng họ sẽ phải tăng lãi suất trong tương lai. Cùng với đó, ngân hàng trung ương này dự kiến sẽ duy trì lập trường chính sách hiện tại ít nhất cho đến giữa năm 2025.
Phân tích kỹ thuật
NZD/USD đã quay trở lại thách thức vùng cản 0.6200 một lần nữa nhưng vẫn chưa thể xuyên thủng được vùng này, nhiều khả năng, cặp tiền đang chịu áp lực chốt lời nhẹ. Tuy bị bán ngược trở lại nhưng cặp tiền không giảm sâu mà vẫn duy trì ở mức cao gần vùng cản quan trọng.
Bên cạnh đó, đường EMA 50 đã được kéo lên trên hai đường EMA 100 và 200 thành công, cho thấy khả năng cặp tiền sẽ bước vào nhịp tăng mới và việc chinh phục vùng cản 0.6200 chỉ là vấn đề thời gian. Hỗ trợ gần cho cặp tiền sẽ là đường EMA 20 tại 0.6130 và xa hơn phía dưới là vùng hỗ trợ mạnh quanh 0.6080, nơi hội tụ của ba đường EMA chính.
Hiện tại, lập trường hawkish của RBNZ có vẻ như khá chắc chắn cho đến giữa năm 2025, trong khi Fed thì ngược lại. Vì vậy, khả năng động lực tăng sắp tới có thể sẽ đến từ phía đồng USD hơn là đồng NZD và nếu có thì nền kinh tế Trung Quốc có lẽ cũng là một biến số quan trọng với quan hệ đối tác giữa hai quốc gia.
NZD/USD đồ thị ngày
FXStreet