Peter Schiff: Nợ công Nhật Bản và Mỹ là một quả bom nổ chậm

Peter Schiff: Nợ công Nhật Bản và Mỹ là một quả bom nổ chậm

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:54 02/11/2023

Nhật Bản đang ngồi trong một vụ tai nạn tàu hỏa chuyển động chậm, đang từ từ xảy ra. Đất nước này có khoản nợ công khổng lồ và bắt đầu cảm thấy áp lực của lãi suất tăng. Trong podcast của mình, Peter Schiff đã nói về tình hình ở Nhật Bản và chỉ ra một số điểm tương đồng đáng lo ngại với những gì đang xảy ra ở Mỹ.

JPY đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm so với USD. Đồng Yên đang mất giá nghiêm trọng do chương trình kích thích của Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Họ vẫn đang thực hiện nới lỏng định lượng để hỗ trợ thị trường trái phiếu của mình.

Nợ công của Nhật Bản đạt khoảng 9 nghìn tỷ USD, hơn 200% GDP của đất nước. Các khoản thanh toán lãi vay chiếm khoảng 1/4 chi tiêu chính phủ. Nhưng đó là với lợi suất trái phiếu cực kỳ thấp. Nếu lợi suất tăng lên 4%, thanh toán lãi vay sẽ tăng vượt chi tiêu hiện tại của toàn bộ chính phủ. Peter gọi nó là “một vụ tai nạn tàu hỏa chuyển động chậm.”

Rõ ràng, đây là một thảm họa không chỉ chực chờ xảy ra mà còn chắc chắn sẽ xảy ra”.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản kiểm soát rất chặt lợi suất trái phiếu, với mục tiêu lợi suất 10 năm ở mức 100 điểm cơ bản. Mặc dù lợi suất vẫn thấp nếu nhìn mặt bằng chung, con số này rất cao với trái phiếu Nhật Bản. Peter cho biết vấn đề là trần 100 điểm cơ bản sẽ không hiệu quả hơn 50.

“Không ai tỉnh táo lại đi cho chính phủ Nhật Bản vay tiền trong 10 năm với lãi suất 1% khi lạm phát đã ở mức 3%."

Trớ trêu thay, chính phủ Nhật Bản và ngân hàng trung ương lại coi lạm phát cao hơn này là một chiến thắng trước lạm phát “quá thấp.”

Họ đã thua rồi. Họ không chiến thắng bất cứ điều gì. Bởi vì, hãy nhớ rằng, lạm phát thấp chưa bao giờ là vấn đề mà Nhật Bản gặp phải. Họ có vấn đề, nhưng lạm phát thấp không phải là một trong số đó. Nhưng bây giờ họ gặp vấn đề lạm phát cao. Đây là một vấn đề thực sự, đặc biệt là khi bạn có nhiều nợ như chính phủ Nhật Bản và thị trường đang bắt đầu điều chỉnh vì các khoản thanh toán lãi vay sẽ tăng vọt.”

Ngân hàng trung ương Nhật Bản đang rơi vào tình thế khó khăn vì nếu ngừng mua trái phiếu, lợi suất sẽ còn tăng cao hơn nữa, và chính phủ Nhật Bản sẽ phải tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu, hoặc ngân hàng trung ương phải tiếp tục in tiền và mua trái phiếu.

Nó trở thành một vòng xoáy vĩnh cửu bởi vì BoJ càng mua nhiều trái phiếu để giữ cho lợi suất không tăng thì áp lực lợi suất tăng lại càng lớn vì họ phải tạo ra lạm phát và đẩy giá trị đồng Yên xuống để hỗ trợ trái phiếu và giữ cho chi phí lãi vay của chính phủ ở mức thấp.”

BoJ hiện sở hữu khoảng 45% dư nợ của đất nước. Con số này gấp đôi tỷ lệ nợ công Hoa Kỳ Fed nắm giữ.

Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu Ngân hàng Nhật Bản chuyển sang thắt chặt định lượng và cố gắng thu hẹp bảng cân đối kế toán.

Thế mà vẫn có người nghĩ rằng Mỹ có thể chịu được khoản nợ công khổng lồ vì Nhật Bản làm được, ít nhất là tính đến hiện tại. Peter đã nói trong một podcast trước đó, Mỹ giống Argentina hơn Nhật Bản.

Có những điều khác đã giúp Nhật Bản chịu đựng được khoản nợ lớn này trong thời gian dài như vậy. Nhưng điều này không có nghĩa họ sẽ không phải gánh chịu hậu quả. Họ sẽ phải gánh chịu hậu quả. Tình hình sẽ chỉ tồi tệ hơn nhưng đó là câu chuyện về sau.”

Nhưng ở một khía cạnh nào đó, Mỹ cũng giống Nhật Bản. Nợ công nước này cũng là một quả bom hẹn giờ. Nước Mỹ cũng đang chìm trong nợ nần và sắp phải chứng kiến số tiền lãi phải trả tăng vọt.

Vào những năm 1990, Bộ trưởng Tài chính lúc đó là Robert Rubin đã bắt đầu vay bằng nợ ngắn hạn, lãi suất thấp. Vì lãi suất được cố tình để thấp, khoản thanh toán lãi của chính phủ liên bang cũng càng thấp hơn. Đó là một chính sách thiển cận và có hiệu quả miễn là lãi suất vẫn ở mức thấp. Nhưng lãi suất không còn thấp nữa. Trong ba năm tiếp theo, 50% nợ công sẽ đáo hạn, và phải được tái cấp vốn với lãi suất cao hơn nhiều. Do đó, Mỹ sắp phải trả một số tiền lãi khổng lồ.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bessent nắm quyền Bộ Tài chính: Cơ hội giảm áp lực thuế quan cho Trung Quốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bessent nắm quyền Bộ Tài chính: Cơ hội giảm áp lực thuế quan cho Trung Quốc

Việc Donald Trump chọn Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính có thể mở ra cơ hội cho Trung Quốc đàm phán về thuế quan, nhờ lập trường ôn hòa của ông. Bessent đã đề xuất áp dụng thuế quan dần dần thay vì áp dụng ngay lập tức, điều này được xem là tin tốt cho Bắc Kinh trong bối cảnh nội các Trump có nhiều thành viên cứng rắn về Trung Quốc.
Dự trữ Bitcoin chiến lược: Tham vọng hay ảo tưởng?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Dự trữ Bitcoin chiến lược: Tham vọng hay ảo tưởng?

Vào tháng 7/2024, Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis (Wyoming) đã trình Quốc hội dự luật thiết lập "dự trữ Bitcoin chiến lược" - một kế hoạch táo bạo yêu cầu Bộ Tài chính và Fed tích lũy 1 triệu Bitcoin trong 5 năm và cam kết nắm giữ tối thiểu 20 năm.
Thị trường mới chỉ định giá 30% tác động từ Trump - Đâu là kịch bản tiếp theo?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường mới chỉ định giá 30% tác động từ Trump - Đâu là kịch bản tiếp theo?

George Saravelos - Trưởng nhóm chiến lược gia về ngoại hối của Deutsche Bank vừa có buổi gặp gỡ quan trọng với các nhà đầu tư quỹ phòng hộ vào tối thứ Năm. Ông George không chỉ nổi tiếng với biểu đồ thương mại dưới thời Trump, mà còn dự đoán chính xác đồng Euro sẽ mất giá so với đồng USD. Quan điểm chủ đạo của ông vẫn không thay đổi: "Chúng tôi tiếp tục duy trì lập trường bearish về cặp EUR/USD."
Scott Bessen - kẻ lọt vào mắt xanh của Trump: Từ nhà  lý quỹ đầu tư đến người được chọn lãnh đạo Bộ Tài chính
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Scott Bessen - kẻ lọt vào mắt xanh của Trump: Từ nhà lý quỹ đầu tư đến người được chọn lãnh đạo Bộ Tài chính

Quyết định bổ nhiệm Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính của Donald Trump phản ánh sự chuyển dịch quyền lực từ các ngân hàng lớn sang các nhà quản lý quỹ. Với kinh nghiệm sâu rộng trong đầu tư toàn cầu và tư duy chiến lược, Bessent hứa hẹn mang đến những cải cách táo bạo cho tài chính quốc gia.
Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả

"Vấn đề nằm ở giá cả!" - Đây chính là thông điệp cốt lõi mà giới hoạch định chính sách và thị trường cần thấm nhuần từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Thay vì quan tâm đến lạm phát đang hạ nhiệt hay tỷ lệ thất nghiệp thấp, cử tri lại nhìn nhận nền kinh tế qua lăng kính của mặt bằng giá cả cao ngất ngưởng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xem xét lại các chính sách hiện hành.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ