Phân tích Bitcoin on-chain tuần 47: 15% tổng số lượng Bitcoin đang trong trạng thái "mua đỉnh" - Quả bom nổ chậm cho phe "Bò"
Tùng Trịnh
CEO
Tuần vừa qua, Giá Bitcoin đã giảm từ mức đỉnh 66,281 đô la xuống tận 55,705 đô la, phá vỡ đợt tăng giá gần như không ấn tượng trước đó. Trong khi giá đang chật vật dưới mức ATH mới và tâm lý thị trường vẫn đang phân tán, những người nắm giữ Bitcoin đang tích cực điều chỉnh hành vi theo sự vận động mới của thị trường.
Động thái này được thể hiện qua sự dịch chuyển gần đây đối với hoạt động phân phối Bitcoin giữa các holder, và có thể sẽ tác động đến phản ứng ngắn hạn của thị trường. Báo cáo này sẽ đánh giá sự cân bằng trong cả những thay đổi vĩ mô, vi mô của tâm lý thị trường sau sự biến động của giá gần đây, bao gồm:
- Nhịp giảm mạnh của Bitcoin - hậu quả từ động thái đóng trạng thái của các trader mua vào trước đó tại giá cao, cũng như phản ứng chốt lời thường thấy của các holder trong điều kiện thị trường biến động.
- “Bức tranh lớn" của xu hướng, nhằm cung cấp bối cảnh hiện nay của các cấu phần trong thị trường và những gì có thể xảy ra trong tương lai.
- Nhóm nắm giữ ngắn hạn (Short term holder - STH), vai trò tích cực của họ trên thị trường trong tuần vừa qua và trong bối cảnh chung ra sao.
Đánh giá động lượng, lực cung và hành vi chốt lời
Trong báo cáo trước đó, chúng ta đã thấy các hiện tượng sau:
- Hoạt động chốt lời ngày càng tăng kể từ khi giá đạt mức $60k trở lên.
- Hiện tượng cắt lỗ không có gì đột biết trong nhiều tuần, đây là phản ứng tự nhiên của hành động giá khi có xu hướng tăng.
- Chỉ số Realized Cap vì thế tiếp tục tăng và tạo đỉnh mới, đồng nghĩa những người mới muốn mua Bitcoin sẽ phải mua ở mức giá cao hơn.
Nhìn chung, cường độ chốt lời tăng đột biến trong các sóng tăng là điều điển hình cho bất kỳ thị trường tăng giá nào. Khi việc chốt lời tăng lên, khả năng giá thiết lập đỉnh vĩ mô cũng tăng theo.
Do đó, hành động đóng chốt lời trạng thái và Realized cap gia tăng thường cho thấy:
- Việc chốt lời và giảm nắm giữ là một phản ánh của áp lực bán, áp lực này cần được hấp thụ bởi nhu cầu từ dòng tiền mới nếu giá muốn duy trì đà tăng hoặc ít nhất là tình trạng sideways.
- Người mua những đồng tiền này (thuộc nhóm STH – Nắm giữ ngắn hạn) sẽ phải mua ở mức giá cao hơn, khiến họ nhạy cảm hơn với các biến động giá ngắn hạn
Sự kết hợp của các yếu tố này có thể khiến động lượng tăng bị chững lại và tạo ra một vùng đỉnh ngắn hạn. Một công cụ để xác định sự thay đổi này là chỉ số Market-Realised Gradient chu kỳ 28 ngày. Chỉ số này đo lường sự thay đổi tương đối của động lượng giữa giá trị đầu cơ (giá) và dòng vốn mới đổ vào tự nhiên (giá chốt lời). Trong đó:
- Gradient Delta tích cực: xu hướng tăng đang diễn ra trong khoảng thời gian quan sát.
- Gradient Delta tiêu cực: xu hướng giảm đang diễn ra trong khoảng thời gian quan sát.
- Gradient Delta tăng: Động lượng ủng hộ cho đà tăng vì dòng vốn có thể hỗ trợ cho giá (tiếp tục xu hướng).
- Gradient Delta giảm: Động lượng ủng hộ cho đà giảm do dòng vốn không thể hỗ trợ giá (phân kỳ âm).
Trước đợt giảm gần đây nhất, Market Realised Gradient 28 ngày cho thấy động lượng giảm dần khi giá đi ngang. Pattern tương tự cũng xảy ra trước đợt giá giảm mạnh vào tháng 5 và cú bán tháo tháng 9. Khi giá tạo ra mức cao hơn, động lượng đằng sau lại giảm và điều này sẽ tạo ra tín hiệu phân kỳ âm.
Khi thị trường bị bán tháo, chỉ số Percent Supply trong bộ chỉ số tính lợi nhuận, có thể cung cấp thông tin chi tiết về cơ sở lợi nhuận và chi phí của những người tham gia thị trường và lực cung của Bitcoin. Chỉ số này hiện cho thấy:
- 15% nguồn cung của Bitcoin hiện đang có giá vốn lớn hơn $57k.
- Lịch sử cho thấy chỉ cần 15% nguồn cung này là đủ để tạo ra áp lực giảm giá nếu Bitcoin không thể quay lại các mốc cao hơn trong một khoảng thời gian hợp lý.
Đồ thị bên dưới cho biết mức giá mà một đơn vị UTXO Bitcoin được tạo ra, mỗi thanh trên đồ thị hiển thị số lượng BTC được di chuyển lần cuối trong một nhóm giá trị được khoanh vùng. Có nhiều nhóm giá trị khác nhau được khoanh vùng trong suốt năm 2021, trong đó lớn nhất là 1.9 triệu BTC được di chuyển trong khoảng giá từ 60 nghìn đô la đến 68 nghìn đô la. Số Bitcoin này có thể tạo ra mức kháng cự tương đối lớn trong những tuần tới nếu những người nắm giữ của chúng, vốn đang ở vị thế bất lợi, tìm cách giảm nắm giữ để hạn chế khoản lỗ của mình.
Nhóm nắm giữ ngắn hạn (STH) sẽ là nhóm có phản ứng nhanh nhất với hành động giá, do giá vốn mà họ phải trả để nắm giữ Bitcoin đang cao hơn, và mức độ tin tưởng vào tài sản của họ thấp hơn. Hành động giá của tuần vừa rồi cho thấy nhóm STH đóng vai trò thiết lập cả đáy và đỉnh của tuần. Chỉ báo STH-SOPR (đo lường tỷ lệ lợi nhuận của Bitcoin được bán ra từ các ví nắm giữ dưới 155 ngày) cho thấy:
- STH-SOPR tăng vọt lên 1.1, một mốc tương đối cao trong lịch sử và có liên quan đến làn sóng chốt lời quy mô lớn.
- STH-SOPR sau đó giảm xuống dưới 1, đây là vùng giá trị mà trong lịch sử giá thường bật tăng trở lại trong một sóng tăng lớn, khi cơ sở giá vốn của nhóm nắm giữ dài hạn được kiểm định và những người mua đỉnh đã bị quét khỏi thị trường.
- STH-SOPR duy trì dưới 1 trong một khoảng thời gian dài sẽ là một tín hiệu cho những người tham gia thị trường cần thận trọng và tăng khả năng xảy ra một đợt giảm giá kéo dài.
- Giá trị STH-SOPR trên quy mô vĩ mô vẫn tương đối bằng phẳng so với thời điểm giá tăng vào đầu năm 2021, có thể báo hiệu rằng thị trường vẫn chưa quá bão hòa với việc chốt lời. Đây là một kết luận mang tính xây dựng nhiều hơn trong trung hạn.
Bức tranh rộng hơn: Điều gì sẽ ủng hộ cho kịch bản Bitcoin phục hồi?
Báo cáo xác định rằng giá đã giảm và STH đã tích cực tham gia vào cả hai mặt của hành động giá bằng cách: chốt lời quy mô lớn ở các vùng đỉnh, và chốt hòa gần các vùng đáy.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét hiệu suất lượng Bitcoin nhóm STH đang nắm giữ thông qua Tỷ lệ STH MVRV và Giá thực thi của nhóm STH. Tương tự như STH SOPR, các chỉ số này trước đây tạo ra các tín hiệu giá trị để đánh giá điều kiện thị trường và tâm lý, bằng cách theo dõi cơ sở giá vốn của STH. Việc áp dụng các số liệu này cung cấp thông tin sau:
- Giá trị STH MVRV = 1 đại diện cho một đường tương quan Bull/Bear. Nó cho thấy giá đã quay trở lại cơ sở giá vốn của nhóm STH, và họ thường cố gắng bảo vệ mức đó trong điều kiện thị trường giá tăng. Ngược lại, trong thị trường giá xuống, nhóm STH nói chung sẽ bán bớt Bitcoin ở mức giá mà họ hòa vốn, và động thái này tạo ra các mức kháng cự.
- Giá thực thi của STH hiện đang ở mức $53k, điều này báo hiệu rằng nếu giá giảm xuống vùng này, sẽ xảy ra trận chiến khốc liệt nhằm lấy lại sự kiểm soát của phe bò. Nếu mốc hỗ trợ $53k bị phá qua, sẽ là tín hiệu cho nhà đầu tư cần thận trọng, vì một thị trường với nhiều nhà đầu tư mua đỉnh và đang chịu lỗ sẽ tạo ra nhiều áp lực bán hơn.
Spent Volume Age Bands (SVAB) - Chỉ báo xác định độ tuổi của đồng Bitcoin được bán ra và chiếm ưu thế lớn trên chuỗi on-chain, giúp các nhà phân tích xác định khi nào và tại mức giá nào nhóm nắm giữ dài hạn (những người có niềm tin mạnh nhất vào Bitcoin) đang bán ra BTC. Mặc dù công cụ này không cung cấp tín hiệu chính xác cho việc tìm kiếm đỉnh/đáy của giá, nhưng nó cho ta thấy khi nào quá trình chốt lời hoặc tích lũy bắt đầu. Nó cũng có thể được sử dụng để theo dõi tâm lý của các nhóm nhà đầu tư khác nhau.
Giai đoạn cuối năm 2020 - đầu năm 2021, động thái bán ra đều đặn đối với các đồng coin có thời gian nắm giữ hơn 1 tháng (> 5% khối lượng BTC on-chain hàng ngày) bắt đầu vào tháng 11 năm 2020 và kết thúc vào tháng 4-5 năm 2021. Kể từ khi tạo đáy ở vùng $30k, chỉ báo SVAB đã có 2 lần tăng đột biến ở mức 40 nghìn đô la vào tháng 8 và trên 60 nghìn đô la vào tháng 10.
Kể từ đó, giá trị SVAB đã quay trở lại 2.5% khối lượng hàng ngày, cho thấy các đồng tiền có thời gian nắm giữ dài đang ngày càng trong trạng thái “ngủ đông”, đặc biệt là khi giá giảm trở lại. Điều này có thể được hiểu một cách hợp lý là những người nắm giữ dài hạn giảm bán ra, và do đó họ có khả năng bổ sung nắm giữ nhiều hơn là giảm nắm giữ.
Xu thế nắm giữ dài hạn (LTH) này cũng có thể được nhìn thấy trong hoạt động của nguồn cung. Tổng nguồn cung của nhóm nắm giữ ngắn hạn (STH) chỉ có thể tăng trong ba trường hợp:
- Khi các đồng Bitcoin mới được khai thác (chưa có nhiều số ngày tích lũy)
- Khi Bitcoin được rút từ các sàn giao dịch, hoặc
- Khi các LTH bán ra phần nắm giữ của họ.
Biểu đồ dưới đây cho thấy tổng nguồn cung của nhóm nắm giữ ngắn hạn (STH) ở mức thấp nhất trong nhiều năm (<3 Triệu BTC), cũng có nghĩa là nguồn cung của nhóm dài hạn (LTH) ở mức cao nhất trong nhiều năm. Nguồn cung STH thấp thường xuất hiện ở cuối các thị trường giá xuống và trong các thị trường giá tăng, thường là sau thời gian dài tích lũy. Vì vậy, việc nguồn cung STH giảm xuống mức thấp như thế này trong khi giá đang nằm gần ATH là một trường hợp đặc biệt.