Phân tích kỹ thuật JPY ngày 12/2: Đồng Yên đang bị “chèn ép” trước một Fed diều hâu và Omicron.

Phân tích kỹ thuật JPY ngày 12/2: Đồng Yên đang bị “chèn ép” trước một Fed diều hâu và Omicron.

Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

17:44 02/12/2021

Tỷ giá USDJPY thoái lui sau khi Chủ tịch Fed Powell tái khẳng định quan điểm duy trì thắt chặt. Trong khi đó, thị trường chứng khoán tại Châu Á – Thái Bình Dương biến động trái chiều và dầu thô vẫn tiếp tục “sa lầy” trước cuộc họp OPEC+. Tình trạng bất ổn của Nhật Bản trước chủng vi rút Omicron vẫn tiếp tục. Liệu đồng USDJPY có vượt qua được khó khăn?

Tỷ giá USDJPY trên đồ thị D1
Tỷ giá USDJPY trên đồ thị D1

Đồng Yên Nhật chịu áp lực khi lợi suất từ trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ và các nước Châu Âu đang gia tăng. Thêm vào đó, tác động của Omicron ngày càng nặng. Hơn nữa, đang có một số “lúng túng” xung quanh lệnh hạn chế đi lại đang được thực hiện ở Nhật Bản. Một số chuyến bay giờ đây sẽ được phép vào, nhưng những chuyến khác thì không. Điều này tạo ra tình trạng không chắc chắn ngày càng cao.

Đồng Krone của Na Uy cũng tụt dốc do giá dầu thô tiếp tục giảm trước cuộc họp OPEC+ hôm nay. Có suy đoán rằng OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng do biến thể omicron tác động đến nhu cầu.

Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về thông tin chấn động vào hôm thứ Ba vừa rồi từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, thì tối qua, ông đã tái khẳng định vấn đề này.

Thông tin này được hỗ trợ thêm bởi Chủ tịch Loretta Mester của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland. Bà cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg rằng với việc tăng tốc độ cắt giảm, chương trình QE sẽ hoàn thành vào cuối quý 1 hoặc đầu quý 2 năm 2022.

Fed trước đây đã nhấn mạnh rằng việc tăng lãi suất sẽ không xảy ra cho đến khi quá trình mua tài sản kết thúc. Điều này dẫn đến đợt tăng lãi suất tiềm năng đầu tiên sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Chỉ số S&P 500 đã có 2 ngày buồn nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Đây chính là hậu quả của sự diều hâu ngày càng tăng từ Fed. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ hiện đang hướng tới một khởi đầu tích cực cho phiên giao Mỹ.

Chứng khoán tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã bỏ qua tín hiệu tiêu cực từ Phố Wall và có một ngày giao dịch trái chiều với diễn biến trầm lắng. Các chỉ số Nhật Bản đã thu hẹp mức giảm trong khi Hồng Kông và Trung Quốc có chiều hướng lạc quan hơn.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc là chỉ số mạnh nhất sau khi dữ liệu tăng trưởng GDP đạt đúng kỳ vọng 4% trong năm vào cuối quý thứ ba. Tuy nhiên, CPI của Hàn Quốc tăng mạnh hơn nhiều so với dự báo cho tháng 11 ở mức 0.4% so với ước tính -0.2%.

Vàng giảm nhẹ hơn gần mức 1,777 trong phiên giao dịch châu Á, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ phục hồi lên trên 1.44%.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT USD/JPY

Tỷ giá USD/JPY gần như không thay đổi trong vài phiên gần đây sau đợt bán tháo kết thúc vào tuần trước.

Cặp tiền hiện đang nằm dưới đường SMA ngắn hạn và trên đường SMA dài hạn. Tỷ giá hiện đang ở gần đường SMA trung hạn 55 ngày.

Điều này có thể chỉ ra rằng động lực giảm giá ngắn hạn đang mạnh hơn so với khả năng tăng giá dài hạn. Việc bứt phá mạnh mẽ khỏi phạm vi ngắn hạn 112.533 - 113.960 có thể thấy động lượng sẽ tiếp tục phát triển theo xu hướng này.

Hỗ trợ có thể nằm ở các mức đáy trước đó tại các điểm 112.533, 112.079, 110.802, 109.113 và 108.723.

Trong khi đó, Mức kháng cự tiềm năng có thể nằm ở các mốc 113.96 và 115.505 (các đỉnh gần đây).

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc đảo chiều ngoạn mục của GBP/JPY: Bảng Anh bứt phá, Yên Nhật 'hụt hơi'
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Cuộc đảo chiều ngoạn mục của GBP/JPY: Bảng Anh bứt phá, Yên Nhật 'hụt hơi'

GBP/JPY chuyển biến tích cực ngày thứ năm liên tiếp và leo lên mức cao nhất trong gần ba tuần. Những nhận xét thận trọng của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Ueda gây áp lực lên đồng Yên và hỗ trợ cặp tiền tệ chéo này. Sự hình thành "Death cross" trên biểu đồ ngày cảnh báo các phe mua nên thận trọng.
Yên Nhật suy yếu sau bình luận từ Thống đốc BoJ Ueda
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Yên Nhật suy yếu sau bình luận từ Thống đốc BoJ Ueda

Đồng Yên Nhật giảm nhẹ khi BoJ duy trì lãi suất ở mức 0.15% tại cuộc họp hôm thứ Sáu. Chỉ số giá tiêu dùng của Nhật Bản tăng lên 3.0% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 8, đạt mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2023. Đồng USD đối mặt với thách thức do khả năng Fed cắt giảm lãi suất thêm trong năm 2024 tăng lên.
Triển vọng bứt phá của Bitcoin: Mục tiêu 70,000 USD trong tầm tay nhờ Fed và làn sóng ETF
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Triển vọng bứt phá của Bitcoin: Mục tiêu 70,000 USD trong tầm tay nhờ Fed và làn sóng ETF

Bitcoin ghi nhận mức tăng 1.84%, đóng cửa ở 62,913 USD, được hỗ trợ bởi triển vọng hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ và số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp khả quan. Các quỹ ETF Bitcoin giao ngay ghi nhận dòng vốn vào tích cực vào ngày 19/9, báo hiệu nhu cầu gia tăng. BTC có tiềm năng chinh phục mốc 65,000 USD trong ngắn hạn. BlackRock đánh giá Bitcoin là một công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư độc đáo, nhấn mạnh mối tương quan ngược so với các tài sản rủi ro truyền thống.
Nhận định AUD/USD: Đà tăng rộng mở trước thềm quyết định của PBoC
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định AUD/USD: Đà tăng rộng mở trước thềm quyết định của PBoC

Quyết định lãi suất cho vay cơ bản (LPR) của Trung Quốc có thể tác động đến diễn biến tỷ giá AUD/USD. Giới phân tích dự báo PBoC sẽ duy trì LPR ổn định, tuy nhiên bất kỳ động thái bất ngờ nào cũng có thể thúc đẩy hoạt động vay mượn và tiêu dùng, từ đó có lợi cho nền kinh tế Úc. Phát ngôn của Fed về lộ trình cắt giảm lãi suất và xu hướng thị trường lao động Mỹ có thể tiếp tục tạo động lực cho cặp AUD/USD, định hình xu hướng thị trường ngắn hạn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ