Thị trường chứng khoán ổn định trở lại sau khi lao dốc vào đầu tuần. S&P 500 tăng 0.25% còn Nasdaq 100 tăng 1.30% do trader trở lại với các cổ phiếu công nghệ. Trái lại, Dow Jones giảm 0.26% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021.
Mặc dù thị trường đã tạm thời ổn định, tâm lý risk-off vẫn thống trị trước lo ngại kinh tế Mỹ khó có thể hạ cánh an toàn. Động thái tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát của Fed trong thời gian tới có thể gây áp lực lên các hoạt động kinh tế, dẫn đến suy thoái trong tương lai gần.
Mọi con mắt đang hướng về báo cáo CPI. Các nhà phân tích kỳ vọng lạm phát giảm nhẹ từ 8.5% xuống 8.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát lõi cũng được kỳ vongj giảm từ 6.5% xuống 6.1%.
Để cải thiện tâm lý thị trường, dữ liệu CPI cần xác nhận lạm phát bắt đầu giảm sau khi đạt đỉnh vào tháng 3. Ngược lại, nếu CPI cho thấy áp lực lạm phát vẫn tiếp tục tăng, chưa có dấu hiệu chậm lại, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải quyết liệt hơn trong việc hạ nhiệt thị trường nhằm khôi phục ổn định giá. Kịch bản này có thể kích hoạt một đợt bán tháo cổ phiếu ồ ạt, đặc biệt là mảng công nghệ nhạy cảm với lãi suất.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NASDAQ 100
Sau đợt bán tháo hồi đầu tuần, Nasdaq 100 giảm xuống dưới vùng hỗ trợ quan trọng quanh mức 12,210 vào thứ Hai, sau đó phục hồi nhẹ vào ngày tiếp theo. Dù đây là tín hiệu đáng khích lệ, nó vẫn chưa đủ để thay đổi triển vọng của Nasdaq, vốn đang rất tiêu cực.
Số liệu CPI tháng 4 sẽ rất được quan tâm để xác định động lực ngắn hạn. Nếu Nasdaq 100 phá qua mốc 12,210 và tiếp tục giảm trong những ngày tới, hỗ trợ tiềm năng có thể xuất hiện tại 11,600 và 11,000.
Mặt khác, nếu Nasdaq 100 phục hồi, mức kháng cự trước mắt sẽ là 12,645, sau đó là 13,000.