Phân tích kỹ thuật USD: Đồng bạc xanh có thể tiếp tục “sải cánh”?
Võ Trí Mạnh
Junior Analyst
Chỉ số DXY tiếp tục phá vỡ đỉnh của năm nay nhờ vào sự hậu thuẫn từ những nhà đầu tư “diều hâu” cũng như dữ liệu kinh tế tích cực. Hàng hóa và các loại tiền tệ khác suy yếu mạnh so với đồng Dollar. Liệu USD có giữ được xu hướng tăng chóng mặt này?
Đồng Dollar Mỹ đã đạt mức đỉnh mới trong năm nhờ vào số liệu kinh tế lạc quan và nhiều chính sách thắt chặt đến từ FED.
Doanh số bán lẻ của Mỹ tăng 1.7% trong tháng 10, vượt qua 1.4% dự kiến. Sản xuất công nghiệp của Mỹ cũng gây bất ngờ khi tăng 1.6% trong tháng 10 thay vì 0.9% như dự báo.
Trên Bloomberg, Chủ tịch James Bullard của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St.Louis khiến lợi suất TPCP Mỹ 10 năm tăng mạnh khi đưa ra một số bình luận “diều hâu”. Bên cạnh đó, ông cũng thừa nhận rằng cả lạm phát và lạm phát cơ bản lõi đều vượt xa dự báo.
Ông tin rằng Fed nên đẩy nhanh thắt chặt lên 20 tỷ USD/tháng. Điều này sẽ chấm dứt chương trình mua tài sản vào cuối tháng 1/2022. Bullard không lo ngại về taper tantrum bởi vì thị trường đã khá thoải mái với các kế hoạch rút kích thích cho đến giờ. Ông Bullard cho rằng lãi suất sẽ tăng trước khi chương trình mua tài sản kết thúc nếu các điều kiện được đảm bảo và ước tính sẽ có hai đợt tăng lãi suất đến cuối năm 2022.
Do đó, lợi suất cho vay kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 1.65% và kỳ hạn 30 năm đạt mức cao nhất là 2.04%. Điều này đã đưa chỉ số DXY lên mức đỉnh mới trong năm và khiến giá dầu, vàng, đồng và nhôm giảm xuống.
Dữ liệu tiền lương tại Úc đúng như dự báo nhưng đã không tạo ra nhiều điểm nhấn trên thị trường trái phiếu. Chỉ số giá tiền lương tăng 0.6% trong quý 3 và 2.2% trong năm, đạt kỳ vọng. Lợi suất của Úc kỳ hạn 10 năm không đổi nhưng trái phiếu kỳ hạn 2 và 3 năm giảm khoảng 3 điểm cơ bản. Giá quặng sắt cũng tiếp tục giảm, gián tiếp gây suy yếu cho AUD. Cổ phiếu CBA, ngân hàng lớn nhất của Úc, đã kéo ASX 200 xuống sau khi báo cáo biên lãi ròng thấp. Thị trường chứng khoán giảm 8%.
Các đơn đặt hàng máy móc của Nhật Bản không đổi trong tháng 9, thấp hơn kỳ vọng 1.5% và chỉ đạt 12.5%/năm, thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng là 17.6%. Đồng Yên tiếp tục chịu áp lực, đặc biệt là so với USD. Thị trường chứng khoán giảm và điều tương tự cũng xảy ra đối với các thị trường châu Á - Thái Bình Dương.
Sắp tới, Hoa Kỳ sẽ công bố chỉ số hồ sơ xin vay thế chấp MBA và số lượng nhà ở mới khởi công. Trong khi đó, Canada sẽ công bố dữ liệu CPI.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT – CHỈ SỐ DXY (USD)
Chỉ số DXY đã bứt phá qua đỉnh của tháng 9 là 94.742 và đã đe dọa phá vỡ mô hình kênh giá tăng trước khi quay trở lại bên trong kênh.
Việc hình thành đường 3 đường MA tạo tín hiệu giá tăng (TMA) cần giá phải nằm trên các đường SMA ngắn hạn, giá SMA ngắn hạn phải trên SMA trung hạn và SMA trung hạn phải trên SMA dài hạn. Tất cả các SMA cũng cần phải dốc lên.
Nhìn vào SMA 10, 55 và 200 ngày, các điều kiện TMA đã được đáp ứng khi chỉ số DXY phá vỡ mốc 94.742 vào tuần trước. Nếu tỷ giá di chuyển dưới đường SMA 10 ngày, mô hình TMA có thể suy giảm.
Hỗ trợ có thể có là tại các điểm 94.742 và 94.620. Hơn nữa, nếu chỉ số DXY vượt qua các mốc vừa rồi, các mức đáy trước đó tại 93.875, 93.818 và 93.278 có thể xuất hiện hỗ trợ.
Daily FX