Phân tích kỹ thuật USD/JPY: Nỗ lực bứt phá liệu có thành công?
Nguyễn Thanh Lịch
Junior Analyst
USD/JPY nối tiếp đà tăng từ đầu tuần theo đà tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn dài, và cặp tỷ giá đang nỗ lực trong việc bứt phá ra khỏi phạm vi mở cửa đầu năm khi báo cáo doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ được dự đoán sẽ cho thấy mức tăng mạnh mẽ.
USD/JPY đã có điều chỉnh từ mức cao hàng tháng tại 116.34 khi các quan chức Fed cho thấy sự sẵn sàng để bình thường hóa chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến. Đồng thời, kỳ vọng về lãi suất cao hơn của Hoa Kỳ có thể một lần nữa đẩy cặp tỷ lên mức cao của tháng 1 tại 116.35.
Do đó, bản cập nhật số liệu Doanh số bán lẻ của Mỹ có thể thúc đẩy đà tăng USD/JPY vì khu vực tư nhân được dự đoán sẽ tăng 2.0% trong tháng Một, và một diễn biến tích cực xảy ra khi FOMC thay đổi định hướng chính sách tiền tệ khi NHTW thừa nhận rằng “nền kinh tế không còn cần hỗ trợ chính sách tiền tệ trong thời gian dài và ở mức cao nữa”.
Ngược lại, phân kỳ chính sách giữa BoJ và FOMC có thể giúp cho USD/JPY tiếp tục được duy trì khi Fed dự kiến thu hẹp bảng cân đối kế toán vào năm 2022 và vẫn còn phải xem liệu Chủ tịch Jerome Powell có đưa ra một định hướng nhanh hơn cho Fed không. Lãi suất huy động vốn do NHTW dự kiến sẽ phát hành Bản tóm tắt các dự báo kinh tế (SEP) được cập nhật theo quyết định lãi suất tiếp theo vào ngày 16 tháng 3.
Cho đến lúc đó, USD/JPY có thể tiếp tục nỗ lực thoát ra khỏi phạm vi mở cửa hàng năm trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ ngày càng tăng, và nếu đà tăng của USD/JPY được tiếp diễn thì sẽ phần nào củng cố được tâm lý thị trường.
Báo cáo IG Client Sentiment cho thấy 33.35% nhà giao dịch hiện đang mua ròng USD/JPY, tỷ lệ bán - mua là 2.00 - 1.
Số lượng nhà giao dịch mua ròng hôm nay cao hơn 8.01% so với ngày hôm qua và thấp hơn 11.45% so với tuần trước. Trong khi số lượng nhà giao dịch bán ròng hôm nay cao hơn 2.44% so với ngày hôm qua và giảm 0.85% so với tuần trước. Sự sụt giảm trong vị thế mua ròng có thể là do tâm lý chốt lời khi USD/JPY kéo dài đà tăng từ đầu tuần, trong khi sự sụt giảm lợi nhuận trong các vị thế bán ròng đã giảm bớt áp lực tâm lý thị trường khi 29.43% lượng giao dịch đã mua ròng trong tuần trước
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT USD/JPY
Triển vọng tăng giá vẫn còn cần xem xét với SMA 200 (tại 110.68) cho thấy một động lực tương tự khi nó duy trì được đà tăng tích cực từ năm ngoái. Sự phục hồi gần đây của cặp tỷ giá phủ nhận hoàn toàn áp lực hình thành mô hình vai đầu vai và có thể khiến cặp tỷ giá leo lên mốc cao hàng tháng tại 116.34.
Tuy nhiên, nỗ lực thất bại để xóa đi mức đỉnh tháng Một tại 116.35 có thể tạo ra sự điều chỉnh ngắn hạn đối với cặp tỷ giá. Thiếu động lực để giữ giá trên vùng 115.90 (vùng fibo 100%) đến 116.10 (vùng fibo 78.6%) mở ra khả năng giảm về mức xung quanh 113.80 (fibo 23.6% mở rộng) đến 114.30 (fibo 23.6% thoái lui).
Bên cạnh đó, USD/JPY có thể tiếp tục nỗ lực thoát ra khỏi phạm vi giao dịch đầu năm nhưng cần đóng cửa trên vùng 115.9 (mở rộng 100%) - 116.1 (mở rộng 78.6%) cùng với sự bứt phá trên mức cao tháng Một (116.35) mới có thể xác nhận được tín hiệu.
Việc thoát ra khỏi phạm vi mở cửa năm sẽ mở ra vùng 117.6 (thoái lui 23.6%) - 117.9 (thoái lui 23.6%) và tiếp theo đó sẽ là 118.9 (mở rộng 50%).
DailyFX