Phân tích kỹ thuật Yên Nhật: USD/JPY đứng trước giông bão!

Phân tích kỹ thuật Yên Nhật: USD/JPY đứng trước giông bão!

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

10:21 29/07/2022

USD/JPY dường như bị kéo theo bởi sự suy yếu của lợi suất TPCP Mỹ sau khi phá dưới ngưỡng mở cửa tháng Bảy và SMA50 ngày (134.13)

USD / JPY giao dịch ở mức đáy tháng mới (134.20) sau báo cáo GDP quý II giảm bất ngờ của Mỹ, khiến đồng USD chịu áp lực trước việc FOMC có thể hạ tốc độ tăng lãi suất mạnh mẽ của mình.

Tuy nhiên, dữ liệu PCE, thước đo lạm phát chính của Fed, có thể củng cố quan điểm của NHTW khi được dự báo đạt mức 4.7% yoy vào tháng Sáu.

Do đó, USD/JPY có thể tiếp tục theo dõi đường SMA 50 ngày dốc lên (134.14) khi BoJ vẫn ngoan cố, và vẫn còn phải xem liệu ông Powell và các thành viên có lên kế hoạch điều chỉnh mức lãi suất để đấu tranh với lạm phát hay không.

Image of CME FedWatch Tool

Theo công cụ FedWatch của CME cho thấy, có hơn 70% xác suất tăng 50bps vào tháng Chín, và suy đoán về việc lãi suất tăng chậm hơn sẽ khiến USD/JPY chịu áp lực khi mục tiêu "hạ cánh mềm" trở nên mỏng manh.

Cho đến lúc đó, USD/JPY có thể sẽ còn điều chỉnh giảm mạnh nếu nằm dưới SMA50 ngày (134.13).

Phân tích kỹ thuật USD/JPY (D1)

Image of USD/JPY rate daily chart

USD/JPY hiện đang tiệm cận đường SMA50 ngày sau khi phá dưới ngưỡng mở cửa tháng Bảy.

Giá cần quay trở lại trên 135.30 thì mới có thể tiến tới vùng 137.40 - 137.80, và nếu phá qua đỉnh năm tại 139.39 thì sẽ mở đường hướng tới đỉnh tháng 9/1998 tại 139.91.

Tuy nhiên, nếu không thể giữ trên đường MA thì USD/JPY có thể quay trở lại vùng Fib hợp lưu tại 132.20 - 133.20, hỗ trợ tiếp theo nằm tại 130.20 - 130.60.

Dailyfx

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc đảo chiều ngoạn mục của GBP/JPY: Bảng Anh bứt phá, Yên Nhật 'hụt hơi'
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Cuộc đảo chiều ngoạn mục của GBP/JPY: Bảng Anh bứt phá, Yên Nhật 'hụt hơi'

GBP/JPY chuyển biến tích cực ngày thứ năm liên tiếp và leo lên mức cao nhất trong gần ba tuần. Những nhận xét thận trọng của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Ueda gây áp lực lên đồng Yên và hỗ trợ cặp tiền tệ chéo này. Sự hình thành "Death cross" trên biểu đồ ngày cảnh báo các phe mua nên thận trọng.
Yên Nhật suy yếu sau bình luận từ Thống đốc BoJ Ueda
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Yên Nhật suy yếu sau bình luận từ Thống đốc BoJ Ueda

Đồng Yên Nhật giảm nhẹ khi BoJ duy trì lãi suất ở mức 0.15% tại cuộc họp hôm thứ Sáu. Chỉ số giá tiêu dùng của Nhật Bản tăng lên 3.0% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 8, đạt mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2023. Đồng USD đối mặt với thách thức do khả năng Fed cắt giảm lãi suất thêm trong năm 2024 tăng lên.
Triển vọng bứt phá của Bitcoin: Mục tiêu 70,000 USD trong tầm tay nhờ Fed và làn sóng ETF
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Triển vọng bứt phá của Bitcoin: Mục tiêu 70,000 USD trong tầm tay nhờ Fed và làn sóng ETF

Bitcoin ghi nhận mức tăng 1.84%, đóng cửa ở 62,913 USD, được hỗ trợ bởi triển vọng hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ và số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp khả quan. Các quỹ ETF Bitcoin giao ngay ghi nhận dòng vốn vào tích cực vào ngày 19/9, báo hiệu nhu cầu gia tăng. BTC có tiềm năng chinh phục mốc 65,000 USD trong ngắn hạn. BlackRock đánh giá Bitcoin là một công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư độc đáo, nhấn mạnh mối tương quan ngược so với các tài sản rủi ro truyền thống.
Nhận định AUD/USD: Đà tăng rộng mở trước thềm quyết định của PBoC
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định AUD/USD: Đà tăng rộng mở trước thềm quyết định của PBoC

Quyết định lãi suất cho vay cơ bản (LPR) của Trung Quốc có thể tác động đến diễn biến tỷ giá AUD/USD. Giới phân tích dự báo PBoC sẽ duy trì LPR ổn định, tuy nhiên bất kỳ động thái bất ngờ nào cũng có thể thúc đẩy hoạt động vay mượn và tiêu dùng, từ đó có lợi cho nền kinh tế Úc. Phát ngôn của Fed về lộ trình cắt giảm lãi suất và xu hướng thị trường lao động Mỹ có thể tiếp tục tạo động lực cho cặp AUD/USD, định hình xu hướng thị trường ngắn hạn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ