Phân tích số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ: Con số 3 triệu chỉ là khởi đầu. Dưới đây là 3 lý do tại sao đồng Dollar có thể tăng giá.

Phân tích số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ: Con số 3 triệu chỉ là khởi đầu. Dưới đây là 3 lý do tại sao đồng Dollar có thể tăng giá.

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

00:16 27/03/2020

Vào lúc 7h30 phút tối nay theo giờ Việt Nam, chúng ta đã có kết quả về số lượng đơn trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ hàng tuần. Với mức tăng lên tới hơn 3 triệu đơn xin trợ cấp, lại thêm một kỷ lục buồn mới được phá vỡ. Liệu mọi thứ chỉ mới bắt đầu hay chưa có hồi kết.

Tình trạng thất nghiệp đang muốn nhấn chìm nền kinh tế số 1 của thế giới. Mới đây, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đã tăng vọt lên 3.283 triệu, tăng với tốc độ 1.053%. Mức trung bình trong bốn tuần tăng lên con số gần một triệu, thậm chí còn vượt qua cả mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Tuy nhiên, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn. Các bang và thành phố trên khắp nước Mỹ đã phải tuyên bố phong tỏa và hạn chế giao tiếp xã hội (social distancing). Ngoài ra, một số tiểu bang còn đang gặp khó khăn trong việc xử lý tất cả đơn xin trợ cấp. Do đó, con số còn tăng lên đầu 4 hoặc 5 hoàn toàn có thể xảy ra. 

Thị trường phản ứng khá yếu ớt. Nguyên nhân bởi số liệu xấu đã nằm trong dự tính của các trader. Tuy nhiên, đây có thể là yếu tố tác động tích cực đến đồng đô la Mỹ với tính chất trú ẩn an toàn bởi 3 lý do sau:

1) Fed đã làm hết những gì có thể: Trái ngược với những gì mà chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Jerome Powell từng nói, hiện tại ngân hàng trung ương giờ chỉ còn lại rất ít ‘đạn dược’. Mới hôm thứ Hai, Fed đã công bố gói nới lỏng định lượng QE không có kết thúc. Làm thế nào Fed có thể làm nhiều hơn nữa sau khi đã tuyên bố động thái ‘không giới hạn?’

2) Kích thích của chính phủ có thể không đủ: Thượng viện đã rất khó khăn để phê duyệt một gói kích thích kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ dollar – dự luật còn chưa được Hạ viện chấp thuận và nó có thể chưa đủ liều. Mặc cho nỗ lực của cả hai đảng, các chính trị gia đang không theo kịp tình hình thực tế. Thất bại trong việc tăng tốc các nỗ lực - đặc biệt là hỗ trợ cho người lao động - nay càng làm tình hình thêm trầm trọng. Điều tốt nhất mà chính quyền Washington có thể thực hiện là cho nghỉ phép tất cả những ai không thể làm việc, dừng việc tính họ vào tỷ lệ thất nghiệp.

3) Tổng thống đang mất kiên nhẫn: Donald Trump chắc chắn đang xem dữ liệu và cảm thấy lo lắng. Tổng thống Trump đã bày tỏ mong muốn được thấy tình trạng phong tỏa kết thúc vào Lễ Phục sinh, tức là trong vòng chưa đầy ba tuần tới. Ông không muốn trong tình trạng ‘tồi tệ hơn’. Những con số yếu kém có thể khiến Tổng thống trở nên thiếu kiên nhẫn, sau đó sẽ làm hỏng những nỗ lực chống lại căn bệnh này.

Nhìn chung, Covid-19 đang gây thiệt hại nặng nề cho thị trường việc làm tại Hoa Kỳ, mặc dù đã có một vài biện pháp bảo vệ. Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi hồi phục trở lại và đồng Dollar Mỹ với tính chất là đồng tiền trú ẩn an toàn - có dư địa để tăng.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ