USD/JPY tăng lên đỉnh tuần mới (130.19) sau khi PMI ISM sản xuất của Mỹ vượt kỳ vọng, tăng gần 2.5% kể từ đầu tuần. Lợi suất trái phiếu tăng cũng là một yếu tố hỗ trợ.
Khảo sát ISM tiếp tục cho thấy kinh tế ổn định, củng cố chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang. Thành viên Hội đồng Thống đốc Christopher Waller gần đây cho rằng ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục tăng 50bp trong vài cuộc họp nữa.
Ngoài ra, ông cũng ủng hộ việc giữ “lãi suất chính sách trên mức trung lập” nếu muốn kìm hãm lạm phát, và nói thêm rằng “thị trường lao động mạnh mẽ có thể chịu được lãi suất cao mà không ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp".
Do đó, với báo cáo NFP được kỳ vọng có thêm 325 nghìn việc làm nữa vào tháng 5, rất có khả năng sẽ có một lần tăng 50bp nữa vào ngày 15/6.
Cho đến lúc đó, các dữ liệu từ Hoa Kỳ có thể sẽ hỗ trợ USD/JPY khi phân kỳ chính sách giữa FOMC và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đang ngày càng sâu sắc.
Báo cáo vị thế khách hàng IG cho thấy 31.51% nhà giao dịch hiện đang mua ròng USD/JPY, với tỷ lệ bán - mua là 2.17 - 1.
Số lượng nhà giao dịch mua ròng tăng 0.16% so với ngày hôm qua và 23.49% so với tuần trước, trong khi số lượng nhà giao dịch bán ròng tăng 4.70% so với ngày hôm qua và giảm 4.98% so với tuần trước.
Như đã nói, USD/JPY có thể tiếp tục tăng trước thềm báo cáo NFP cùng lợi suất Mỹ và hưởng lợi từ SMA 50 ngày (127.19) đang dốc lên.
Biểu đồ USD/JPY (D1)
USD/JPY tạo ra một loạt các đỉnh và đáy cao hơn sau nhiều lần kiểm tra thất bại vùng Fibonacci 126.20 (mở rộng 78.6%) đến 127.20 (mức thoái lui 23.6%).
Đóng cửa trên 129.40 (mở rộng 261.8%) đến 130.20 (mở rộng 100%), kèm với vượt đỉnh năm (131.35), cặp tiền sẽ hướng tới vùng đỉnh tháng 4/2002 (133.82).
Cần theo dõi chặt chẽ RSI khi chỉ báo thoát ra khỏi xu hướng giảm, nếu vượt 70 có thể củng cố quan điểm bullish USDJPY.