Pivot point là gì?

Pivot point

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

14:41 14/11/2023

Điểm Pivot (Pivot Point) là một chỉ báo kỹ thuật được tính toán dựa trên giá trị trung bình của các mức giá cao nhất, thấp nhất và mức giá mở cửa của các khung thời gian khác nhau, nhằm mục đích xác định xu hướng chung của thị trường và các vùng hỗ trợ, kháng cự mà giá có khả năng đảo chiều.

Pivot point là chỉ báo dùng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự

Điểm Pivot (Pivot Point) là một chỉ báo kỹ thuật được tính toán dựa trên giá trị trung bình của các mức giá cao nhất, thấp nhất và mức giá mở cửa của các khung thời gian khác nhau, nhằm mục đích xác định xu hướng chung của thị trường và các vùng hỗ trợ, kháng cự mà giá có khả năng đảo chiều. 

Pivot Point bao gồm 3 thành phần chính với 7 đường cơ bản: 

  • Đường chính Pivot Point (PP): trục chính, đường trung tâm
  • Các mức hỗ trợ: 3 đường nằm dưới trục PP là S1, S2 và S3
  • Các mức kháng cự: 3 đường nằm trên trục PP là R1, R2 và R3

Như vậy, khi giá nằm trên trục chính PP và tiến gần đến các mức kháng cự R1, R2 và R3, tức là phe mua đang chiếm ưu thế và xu hướng tăng sẽ được tiếp tục. Ngược lại, khi giá nằm phía dưới trục chính PP và chuyển động đến gần đến các mức hỗ trợ S1, S2 và S3 thì đà giảm vẫn còn mạnh và phe bán đang nắm quyền kiểm soát. 

Tuy nhiên, Pivot Point đôi khi cũng sẽ cung cấp các tín hiệu gây nhiễu, đặc biệt là khi các điểm này được tính toán trên các khung nến có thân quá hẹp hoặc quá rộng. Ngoài ra, vùng giá hỗ trợ và kháng cự có độ biến động nhanh chóng khiến các mức cắt lỗ và chốt lời sẽ không đảm bảo lợi nhuận cũng như mức độ rủi ro.

Pivot Point có thể được kết hợp sử dụng với các chỉ báo kỹ thuật khác để xác định các điểm vào lệnh tiềm năng tại các vùng giá có khả năng đảo chiều như chỉ báo MACD, RSI, các đường trung bình động MA,... Pivot point trong thời gian càng dài thì độ tin cậy càng cao do và càng ít đưa ra tín hiệu gây nhiễu do số lượng dữ liệu nhiều hơn.

Các loại pivot point chính

Pivot Point có 4 loại chính: Classic, Fibonacci, Camarilla và Woodie's. Cả 4 loại Pivot Point đều có chung một công thức tính là giá trị trung bình của 3 mức các mức giá của các mức giá cao nhất, thấp nhất và mức giá mở cửa của khung nến gần nhất. Điểm khác biệt lớn nhất là cách xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. 

Pivot Point = (H + L + C)/3

Trong đó: 

  • H: Mức giá cao nhất của khung nến trước đó
  • L: Mức giá thấp nhất của khung nến trước đó
  • C: Mức giá đóng cửa của khung nến trước đó
  • PP: Pivot Point
  • R1, R2, R3: mức kháng cự thứ nhất, thứ hai và thứ ba
  • S1, S2, S3: mức hỗ trợ thứ nhất, thứ hai và thứ ba

Classic Pivot Point (hay Floor-trader Pivot Point): bộ Pivot cổ điển và phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật:

  • R3 = PP - S1 + R2
  • R2 = PP - S1 + R1
  • R1 = PP * 2 - L
  • S1 = PP * 2 - H
  • S2 = PP - (R1 - S1)
  • S3 = PP - (R2 - S1)

Fibonacci Pivot Point: Mỗi hỗ trợ/kháng cự sẽ được tính kèm một mức Fibonacci:

  • R3 = PP + ((H - L) x 1.000)
  • R2 = PP + ((H - L) x 0.618)
  • R1 = PP + ((H - L) x 0.382)
  • S1 = PP – ((H - L) x 0.382)
  • S2 = PP – ((H - L) x 0.618)
  • S3 = PP – ((H - L) x 1.000)

Camarilla Pivot Point: Các mức hỗ trợ và kháng cự có một hệ số nhân, và sẽ không tính dựa trên Pivot Point: 

  • R4 = C + ((H – L) * 1.5)
  • R3 = C + ((H – L) * 1.25)
  • R2 = C + ((H – L) * 1.166)
  • R1 = C + ((H – L) * 1.083)
  • S1 = C + ((H – L) * 1.083)
  • S2 = C + ((H – L) * 1.166)
  • S3 = C + ((H – L) * 1.25)
  • S4 = C + ((H – L) * 1.5)

Woodie's Pivot Point: Hệ thống này tập trung nhiều vào mức giá đóng cửa của phiên trước để đưa ra các hỗ trợ/kháng cự:

  • R3 = H + 2 * (PP – L)
  • R2 = PP + H - L
  • R1 = (2 * PP) – L
  • PP = (H + L + 2 * C) / 4
  • S1 = (2 * PP) – H
  • S2 = PP – (R1 – S1)
  • S3 = L – 2 * (H – P)

dubaotiente.com

Broker listing

Thư mục bài viết