Quá mua và quá bán là gì?

Quá mua và quá bán là gì?

Trần Vân Anh

Trần Vân Anh

Junior Editor

16:09 07/03/2024

Quá mua và quá bán là hai thuật ngữ quen thuộc đối với các trader sử dụng chỉ báo động lượng và được sử dụng nhằm đưa ra tín hiệu ước đoán sức mạnh thị trường cũng như khả năng đảo chiều xu hướng.

Quá mua và quá bán là hiện tượng giá không nhất quán với giá trị thực của tài sản

Quá mua (overbought) là các vùng mà giá đã tăng rất mạnh trong một khoảng thời gian nhất định nhưng không có nhiều nhịp điều chỉnh đáng kể. Hiện tượng này xuất hiện khi giá trị thị trường đang vượt quá giá trị thực của tài sản.

Quá bán (oversold) là lcác vùng mà giá đã giảm rất mạnh trong một khoảng thời gian nhất định nhưng không có nhiều nhịp điều chỉnh đáng kể. Hiện tượng này xuất hiện khi giá trị thị trường đang thấp hơn nhiều so với giá trị thực của tài sản.

Quá mua và quá bán là công cụ hỗ trợ tìm điểm đảo chiều xu hướng

Thực tế, trạng thái quá mua và quá bán không nên chỉ được sử dụng với ý nghĩa đơn độc là tín hiệu đảo chiều xu hướng, đặc biệt là trong những trường hợp mà thị trường biến động mạnh thì hiện tượng này sẽ được duy trì trong một thời gian dài mà giá phải mất một khoảng thời gian mới hồi trở lại. 

Do đó, việc giá vào vùng quá mua hay quá bán chỉ được xem là đà tăng hay đà giảm hiện tại của giá có tiềm năng suy yếu hoặc chững lại chứ không phải là công cụ xác nhận tín hiệu đảo chiều. 

Ví dụ, nhìn trên khung D1 của chỉ số DXY, xu hướng chính đang là giảm, chỉ báo RSI tiến vào vùng quá bán vào ngày 21/7/2020 và duy trì trong suốt hơn 2 tuần (khoảng 14 phiên) thì RSI mới cắt lên trên trục 30. Mặc dù giá có nhịp điều chỉnh tăng trong ngắn hạn nhưng lại hình thành các đáy mới thấp dần. 

Tức là xu hướng giảm mạnh này chỉ đang chững lại, trong khi giá sau đó không đảo chiều tăng như kỳ vọng. Để có thêm các bằng chứng tin cậy, các nhà giao dịch nên sử dụng thêm một số công cụ khác như các chỉ báo xác định xu hướng, mô hình nến/giá, các mức Fibo, kháng cự/hỗ trợ quan trọng,.. để xác nhận tín hiệu đảo chiều.

Đón đầu xu hướng mới với tín hiệu quá mua và quán bán 

Giá không thể mãi di chuyển theo một hướng, và sẽ đảo chiều vào một thời điểm trong tương lai. Các cặp tiền rơi vào tình trạng quá mua hoặc quá bán thường có xác suất đảo chiều cao hơn. Các trader thường sử dụng tín hiệu này để giúp xác định khi nào có thể xảy ra sự đảo chiều thông qua các chỉ báo kỹ thuật như RSI, Stochastic, dải Bollinger,...

Chỉ số sức mạnh tương đối (Relative Strength Index - RSI) là chỉ báo động lượng phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật và được sử dụng để đánh giá sức mạnh của phe mua hoặc phe bán đối với một loại tài sản trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 14 phiên gần nhất.

  • Hiện tượng quá mua xuất hiện khi RSI sẽ cắt qua trục 70 và đi lên. Các nhà đầu tư có thể kỳ vọng giá giảm trở lại. 
  • Ngược lại, hiện tượng quá bán xuất hiện khi RSI cắt qua trục 30 và đi xuống.  Các nhà đầu tư có thể kỳ vọng giá tăng trở lại.

Chú ý, các nhà giao dịch cần kiên nhẫn khi sử dụng RSI vì trong một số trường hợp, chỉ báo này sẽ duy trì trạng thái quá mua/bán trong một thời gian dài trước khi thực sự đảo chiều. Do đó, ta không nên cố gắng bắt đỉnh hoặc bắt đáy mà nên chờ RSI giảm trở lại xuống dưới trục 70 hoặc bật ngược trở lại từ trục 30 mới tiến hành vào lệnh.

Ví dụ, nhìn trên khung D1 của chỉ số DXY, chỉ báo RSI tiến vào vùng quá mua vào ngày 12/2/2020. Sau 2-3 phiên liên tiếp, RSI cắt xuống dưới trục 70 thì giá mới bắt đầu đảo chiều giảm. Trường hợp khác, chỉ báo RSI tiến vào vùng quá bán vào ngày 5/3/2020. Sau 4-5 phiên liên tiếp, RSI cắt lên trên trục 30 thì giá mới bắt đầu đảo chiều tăng.

Chỉ báo Stochastic (Stochastic Oscillator) là chỉ báo dao động được sử dụng để đo lường tốc độ biến động (nhanh chậm) của tài sản. Tức là, so sánh mức giá hiện tại với một phạm vi giá trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 14 phiên gần nhất), từ đó tính toán tốc độ thay đổi của giá so với kỳ vọng hay giá trị thực tế. 

  • Hiện tượng quá mua: xuất hiện khi đường Stochastics cắt qua trục 80 và đi lên. Các nhà đầu tư có thể kỳ vọng giá giảm trở lại khi đường %K và %D giao cắt từ trên vùng 80 xuống - dấu hiệu thị trường đang bán vào.
  • Hiện tượng quá bán: xuất hiện khi đường Stochastics cắt qua trục 20 và đi xuống. Các nhà đầu tư có thể kỳ vọng giá tăng trở lại khi đường %K và %D giao cắt từ dưới lên trên vùng 20 - dấu hiệu thị trường đang mua vào. 

Ví dụ, nhìn trên khung D1 của cặp tiền AUD/NZD, vào ngày 13/4/2023 chỉ báo Stochastic tiến vào vùng quá mua. Sau 7-8 phiên liên tiếp tức vào ngày 21/4/2023, cả 2 đường %K và %D cắt xuống dưới trục 80 thì giá đã đảo chiều giảm. Đây là thời điểm tốt để các nhà giao dịch tiến hành vào lệnh Sell. 

Trường hợp khác, cũng trên khung D1 của cặp tiền AUD/NZD, vào ngày 19/5/2023 chỉ báo Stochastic tiến vào vùng quá bán. Sau 3-4 phiên liên tiếp tức vào ngày 24/5/2023, cả 2 đường %K và %D cắt lên trên trục 20 thì giá đảo chiều tăng trở lại. Đây là thời điểm phù hợp để các nhà giao dịch tiến hành vào lệnh Buy.

Bollinger band (dải Bollinger) là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để đo lường mức độ biến động (mạnh yếu) của tài sản trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 20 phiên gần nhất.

Hiện tượng quá mua xảy ra khi các cây nến giao động bằng hoặc cao hơn band trên. Các nhà đầu tư có thể kỳ vọng giá giảm trở lại khi đường %K và %D giao cắt từ trên vùng 80 xuống - dấu hiệu thị trường đang bán vào.

Hiện tượng quá bán xảy ra khi các cây nến giao động bằng hoặc thấp hơn band dưới.

Khi đó có thể áp dụng chiến lược mua thấp, bán cao để giao dịch. Cụ thể, khi giá chạm band trên thì ta có thể tiến hành bán ra và khi giá chạm band dưới có thể mua vào.

Ví dụ, nhìn trên khung D1 của biểu đồ DXY, vào ngày 12/7/2023 chỉ báo Stochastic tiến vào vùng quá bán. Sau 2-3 phiên liên tiếp, tức vào ngày 17/7/2023, các cây nến quay trở lại giao động phía trên band dưới và giá quay đầu tăng mạnh. Đây sẽ là thời điểm thích hợp để các nhà giao dịch tiến hành vào lệnh Buy.

Ví dụ, cũng trên khung D1 của biểu đồ DXY, vào ngày 21/9/2022 chỉ báo Stochastic tiến vào vùng quá mua. Sau 6-7 phiên liên tiếp duy trì trong vùng quá mua, vào ngày 17/7/2023, các cây nến quay trở lại giao động bên dưới đường band trên và giá cũng bắt đâu giảm.

Mặc dù có các nhịp điều chỉnh tăng trong ngắn hạn nhưng với các đỉnh mới giảm dần và giá vẫn không vượt quá band trên của dải Bollinger. Do đó, đây sẽ là thời điểm thích hợp để các nhà giao dịch tiến hành vào lệnh Sell.

dubaotiente.com

Broker listing

Thư mục bài viết