Quan chức Fed: Cần cân nhắc dữ liệu lạm phát trước khi cắt giảm lãi suất

Quan chức Fed: Cần cân nhắc dữ liệu lạm phát trước khi cắt giảm lãi suất

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

06:31 08/02/2024

Các quan chức Fed hôm thứ Tư cho rằng chưa nhất thiết phải cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại, đồng thời đưa ra quan điểm rằng sớm nhất sẽ vào khoảng tháng 5 trở đi.

Nhìn chung, họ đều không đưa ra một thời điểm cụ thể khi nào sẽ cắt giảm, mặc dù lạm phát đã cải thiện rõ rệt vào năm ngoái.

Điều này có lẽ là do tuyên bố của chủ tịch Fed Jerome Powell, người nhấn mạnh rằng Fed chưa sẵn sàng cắt giảm lãi suất cho đến khi mục tiêu lạm phát 2% được hoàn thành, đồng thời cho rằng thời điểm cắt giảm vào tháng 3 là một viễn cảnh khó xảy ra.

Các nhà đầu tư đã giảm đặt cược vào việc giảm lãi suất vào tháng 3 và đang hướng tới ngày 1/5, tuy nhiên khả năng này cũng rất thấp.

Thành viên hội đồng Thống đốc Adriana Kugler, trong bài phát biểu công khai đầu tiên, cho biết cuộc chiến lạm phát sẽ vẫn tiếp tục, nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể khi nào thì sẽ cắt giảm lãi suất.

Bà Kugler cho biết tại Viện Brookings ở Washington: “Tại một thời điểm nào đó, việc lạm phát và thị trường lao động tiếp tục hạ nhiệt ở một mức độ nào đó, đủ để cắt giảm lãi suất”.

Chủ tịch Fed Boston Susan Collins, người không bỏ phiếu về chính sách tiền tệ trong năm nay, cho biết bà đang tìm kiếm thêm dữ liệu cho thấy lạm phát đang hướng tới mức 2% trước khi cắt giảm lãi suất, mặc dù điều đó có thể xảy ra vào cuối năm nay.

Bà Collins cho biết tại Câu lạc bộ Kinh tế Boston: “Việc nhận thấy các dấu hiệu tiến bộ trong dữ liệu lạm phát sẽ mang lại niềm tin cần thiết để bắt đầu điều chỉnh quan điểm chính sách của chúng tôi”. Bà nói thêm rằng thời điểm thích hợp để bắt đầu chính sách nới lỏng sẽ vào khoảng trước cuối năm.

Trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC sáng thứ Tư, Neel Kashkari - cũng là một người không tham gia bỏ phiếu trong năm nay - cho biết các quan chức muốn xem dữ liệu lạm phát trong một vài tháng nữa trước khi cắt giảm lãi suất, đồng thời nói thêm rằng việc cắt giảm hai đến ba lần có thể sẽ phù hợp cho năm 2024.

Ông Kashkari cho biết: “Nếu chúng tôi có thể xem được dữ liệu lạm phát trong vài tháng nữa, điều đó sẽ mang lại rất nhiều sự tự tin trong quyết định của mình.”

Ủy ban thiết lập chính sách của Fed đã bỏ phiếu nhất trí vào ngày 31/1 để giữ nguyên lãi suất trong khoảng từ 5.25-5.5%. Các quan chức đã giữ lãi suất ở mức hạn chế kể từ tháng 7/2023. Mặc dù vậy, nền kinh tế đã tăng trưởng với tốc độ 3.3% hàng năm trong quý IV, đồng thời tạo thêm 353,000 việc làm trong tháng 1 – cả hai đều cao hơn nhiều so với dự báo.

Khả năng phục hồi đáng kinh ngạc đã khiến một số nhà hoạch định chính sách cảnh giác rằng việc cắt giảm lãi suất quá sớm có thể thúc đẩy nhu cầu và khiến lạm phát bị mắc kẹt trên mức mục tiêu 2% của họ. Thước đo lạm phát yêu thích của Fed đã tăng 2.6% vào năm 2023, giảm từ mức 7.1% vào giữa năm 2022.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lãi suất cho vay ở Trung Quốc ổn định, PBOC duy trì chính sách tiền tệ thận trọng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lãi suất cho vay ở Trung Quốc ổn định, PBOC duy trì chính sách tiền tệ thận trọng

Trong bối cảnh biên lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc đang sụt giảm nghiêm trọng, các ngân hàng tại Trung Quốc tiếp tục duy trì lãi suất cho vay ở mức hiện tại trong tháng 9. Quyết định này cho thấy các nhà hoạch định chính sách vẫn thận trọng trong việc tung thêm các biện pháp kích thích kinh tế.
BoJ giữ nguyên lãi suất, thị trường chờ đợi động thái tiếp theo
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ giữ nguyên lãi suất, thị trường chờ đợi động thái tiếp theo

BoJ đã quyết định duy trì chính sách tiền tệ hiện hành trong cuộc họp hôm nay. Quyết định này thể hiện sự thận trọng của BoJ sau khi thị trường chứng kiến sự biến động mạnh mẽ sau đợt tăng lãi suất hồi tháng 7. Mặc dù vậy, BoJ vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất trong tương lai để đối phó với những thay đổi của nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ