Quan chức Nhật Bản cho biết sự sụt giảm của đồng Yên là do nhiều yếu tố chứ không chỉ là vấn đề chênh lệch lãi suất

Quan chức Nhật Bản cho biết sự sụt giảm của đồng Yên là do nhiều yếu tố chứ không chỉ là vấn đề chênh lệch lãi suất

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

07:35 19/04/2024

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết chênh lệch lãi suất với Mỹ chỉ là một trong nhiều yếu tố đè nặng lên đồng Yên, vốn đang ở quanh mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD.

Suzuki cho biết: “Đà tăng mạnh mẽ của USDJPY hiện tại không chỉ do chênh lệch lãi suất mà còn bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm điều kiện kinh tế, tâm lý thị trường và đầu cơ. Tôi không tin rằng chỉ riêng chênh lệch lãi suất đã khiến USDJPY tăng đến mức hiện tại.”

Suzuki cho biết chính sách tiền tệ không nằm trong chương trình nghị sự của G-20 và do đó ông đã không đưa ra chủ đề này tại cuộc họp. Tuy nhiên, trong những dịp khác ở Washington, Nhật Bản vẫn có thể trao đổi về chính sách ngoại hối của nước này, ông nói.

Trong các cuộc họp G-20 trước đây, các thành viên đã nhất trí về chính sách ngoại hối, mở ra cơ hội cho các quốc gia chống lại những biến động tiền tệ quá mức nếu chúng được coi là có hại cho nền kinh tế của họ.

Tại Washington, Suzuki và Masato Kanda, quan chức tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản, đã đưa ra cảnh báo về sự suy yếu quá mức của JPY, Nhật Bản có thể can thiệp trong tương lai nếu đồng tiền này tiếp tục giảm mạnh.

Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã đề cập đến những lo ngại về sự suy yếu của JPY và đồng won Hàn Quốc trong cuộc gặp với Suzuki và Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang-mok. Cuối ngày hôm đó, Nhật Bản đã thúc ép các nước trong nhóm G7 tái khẳng định các cam kết của họ về ngoại hối, tương tự như G-20.

JPY vẫn chịu áp lực do khoảng cách lãi suất Mỹ-Nhật rộng trong thời gian dài hơn dự kiến. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ vào đầu năm đã đẩy lùi triển vọng cắt giảm lãi suất của Fed, trong khi BoJ ra tín hiệu rằng họ sẽ không tăng lãi suất vội vàng.

Thống đốc BoJ Kazuo Ueda cho rằng đồng yên suy yếu có thể ảnh hưởng đến lạm phát của Nhật Bản thông qua chi phí nhập khẩu cao hơn.

Ueda cho biết: “Nếu tác động như vậy quá lớn, thì có thể sẽ có sự thay đổi trong chính sách tiền tệ”, đồng thời ông cho biết thêm rằng sự trượt giá gần đây của JPY sẽ được tính vào dự báo tăng trưởng của BoJ vào ngày 26/4.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ