Quên Bitcoin đi. ETH mới là tương lai của tiền mã hóa.

Quên Bitcoin đi. ETH mới là tương lai của tiền mã hóa.

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

12:32 30/06/2021

Từ lâu, Bitcoin vẫn luôn nắm giữ vị trí số một trong các đồng tiền ảo. Tuy nhiên, vị trí này hoàn toàn có thể bị thách thức, và kẻ thách thức không ai khác ngoài ETH, đồng tiền ảo lớn thứ hai. Tuy vậy, ETH nắm những lợi thế để giành chắc phần thắng cho mình.

ETH nắm giữ nhiều lợi thế tuyệt đối để đánh bại Bitcoin
ETH nắm giữ nhiều lợi thế tuyệt đối để đánh bại Bitcoin

Để bắt đầu nói về việc này, ETH vượt trội Bitcoin trong khoản minh bạch. Không có điều gì cần bàn cãi về danh tính người phát minh ra ETH. Đây là một lợi thế không thể bỏ qua. Với cộng đồng Bitcoin, những người cho rằng những khẳng định về danh tính của Satoshi Nakamoto là một sự hợp tác giữa một cơ quan nhà nước và một cơ quan tình báo là một thuyết âm mưu vớ vẩn, sự thật là danh tính của Satoshi vẫn đang là một ẩn số, còn danh tính của Nakamoto gần như được các cơ quan tình báo biết rõ. Ether ăn điểm nhờ sự minh bạch và Vitalik Buterin là một trong những người có tiếng nhất trong giới tiền ảo.

Dù đại đa số người nắm giữ Bitcoin cho rằng việc này không quá cần thiết, trên thực tế tính minh bạch là tối quan trọng trong việc đưa tiền ảo vào sử dụng. Một báo cáo của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) năm 1996 về bài viết “Cách để in tiền: Nghệ thuật mật mã của tiền điện tử ẩn danh” đã vu khống rằng Satoshi là một đặc vụ tình báo. Tuy nhiên, chính bài viết này đã tạo ra làn sóng nhà đầu tư tin rằng Bitcoin cho họ tính ẩn danh tuyệt đối, dù thực tế là hoàn toàn sai. Sử dụng tiền mặt thậm chí còn ẩn danh hơn nhiều, do mọi giao dịch Bitcoin đều được lưu trữ vĩnh viễn trên blockchain. Ngày nay, dù tin tặc thường yêu cầu tiền chuộc bằng Bitcoin, những kẻ này vẫn có thể bị truy vết và bắt giữ. Mọi nỗ lực tiêu thụ hay chuyển đổi Bitcoin thành tiền thật sẽ rất khó để giấu được thân phận. 

Đương nhiên là báo cáo của NSA không phải là bằng chứng Bitcoin được tạo ra bởi NSA, vì ăn cắp ý tưởng là điều thường thấy, như Apple bị cho là từng lấy ý tưởng chuột máy tính từ Xerox, hay Microsoft nhận cáo buộc ăn cắp giao diện người dùng của Apple, và sau đó bị kiện rằng hệ điều hành Windows 2.0 “mượn” 198 yếu tố của hệ điều hành Mac. Với các đời tổng thống Mỹ liên tục lên án Trung Quốc trộm cắp tài sản trí tuệ, họ cũng đã có thể lên án các công ty Mỹ đánh cắp địa chỉ IP của các công ty khác, dù họ không làm vậy. Do đó có thể Satoshi Nakamoto cũng đã mượn công nghệ từ NSA để tạo ra Bitcoin.

Nhưng vẫn còn một thứ rắc rối hơn nữa. Dan Kaminsky, một trong những chuyên gia an ninh mạng hàng đầu đã cố hack Bitcoin nhiều năm trước, nói rằng ông nghĩ việc này sẽ rất đơn giản, tuy nhiên đã thất bại. Kaminsky cho rằng chỉ có ngân hàng trung ương hoặc những đơn vị được tài trợ bởi nhà nước mới có khả năng xây dựng hệ thống tốt đến thế. Hơn nữa, trong một cuộc phỏng vấn, ông cũng cho rằng kiến trúc an ninh của Bitcoin cần nguồn tài chính cực lớn chỉ có thể có được nhờ vốn tài trợ nhà nước.

Kaminsky nói rằng, “mới đầu nhìn vào bộ mã, tôi đã nghĩ rằng mình có thể phá vỡ nó. Cách mà nó được lập trình cực kỳ điên rồ. Chỉ có những lập trình viên cần mẫn nhất thế giới mới có thể tránh được lỗi.” Kaminsky tìm ra chín cách để tấn công vào bộ mã hóa blockchain của Bitcoin, nhưng sau mỗi lần, bộ mã lại “tự hồi phục”, như được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo, và ngay lập tức xóa bỏ các đợt tấn công. Chính Kaminsky đã tự nhận là chưa gặp trường hợp nào như vậy, và dành lời khen cho người thiết kế Bitcoin là “một lập trình viên đẳng cấp thế giới, với hiểu biết cả trong ngôn ngữ lập trình C++, kinh tế học, mật mã học và mạng ngang hàng.”

Những bình luận của Kaminsky chưa bao giờ được những người nắm giữ Bitcoin bàn tán tới. Một người dành cả thập kỷ hỗ trợ các tập đoàn lớn nhất thế giới trong an ninh mạng và hack những hệ thống nghiêm ngặt nhất lại sốc khi gặp bộ mã của Bitcoin. Điều này lại đưa về lập luận rằng một thể chế nhà nước liên quan chặt chẽ tới sự hình thành của nó, thay vì một bộ phận lập trình viên nhỏ lẻ muốn cứu nhân loại khỏi bộ máy ngân hàng toàn cầu.

Hơn nữa, điều này cũng nhấn mạnh rằng một cơ quan tình báo như MI6, Mossad, CIA và NSA đã biết danh tính của Satoshi từ rất lâu, vì danh hiệu “lập trình viên đẳng cấp thế giới” của Kaminsky mới chỉ dành cho hơn 300 người. Do đó cho rằng việc tìm được Satoshi như mò kim đáy bể là sai. Ngoài ra, trong số 300 người này, có thể chỉ một phần tư trong số đó đủ khả năng để lập trình hệ thống an ninh của Bitcoin, ta lại lọc ra được 75 người khả năng cao nhất là Satoshi. Và đâu có khó khăn gì cho một cục tình báo để tìm được danh tính của một trong số 75 người? Vì vậy, suy nghĩ rằng Satoshi muốn được ẩn danh để tránh bị bắt giữ là sai hoàn toàn. (Đang buồn thay, Kaminsky qua đời ở tuổi 42 do biến chứng tiểu đường vào tháng 4/2021).

Sự khác nhau giữa công nghệ blockchain của ETH và Bitcoin

Blockchain, xương sống của mọi đồng tiền ảo, cũng thường được hiểu nhầm. Nhiều người nghĩ rằng mọi blockchain đều bình đẳng. Điều này không đúng. Vitalik Buterin đã cung cấp cho blockchain Ethereum tính linh hoạt cao hơn, với ngôn ngữ lập trình Turing hoàn thiện. Ngôn ngữ lập trình này có thể sử dụng để cạnh tranh với Máy Turing, được thiết kế bởi nhà khoa học Alan Turing, người mở đường cho ngành trí tuệ nhân tạo, một thiết bị có khả năng giải mọi vấn đề máy tính. Blockchain Bitcoin không được phát triển như vậy, do đó blockchain Ethereum có tính linh hoạt cao hơn rất nhiều và vẫn sẽ khả dụng kể cả khi blockchain được phát triển cho các mục đích khác.

Ban đầu, proof of work của Bitcoin thực sự là một bước đột phá trong công nghệ tiền ảo, nhưng lợi thế này đã bị ETH vượt mặt, kể cả khi vốn hóa Bitcoin vẫn đứng đầu. Như với việc Apple vượt mặt IBM, Ethereum sẽ sớm chiếm lấy vị trí vốn hóa số một của Bitcoin. 

Hơn nữa, Dan Kaminsky và nhiều người khác đã chứng minh rằng kỹ thuật mật mã của Bitcoin cực kỳ tinh vi và bảo mật. Vitalik Buterin đã kết luận rằng để đánh cắp Bitcoin, phải tấn công vào mạng lưới giao dịch, chứ không phải bộ mật mã. Với sự khác biệt trong hệ thống, khả năng ETH bị tấn công giống Bitcoin gần như không thể xảy ra. Nhờ blockchain với tính khả dụng cao hơn rất nhiều, ETH sẽ thực sự là tương lai của tiền ảo.

Zero Hedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bitcoin nên được xem như tài sản rủi ro hơn là "thiên đường" trú ẩn
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Bitcoin nên được xem như tài sản rủi ro hơn là "thiên đường" trú ẩn

Thứ Hai tuần trước, cổ phiếu toàn cầu và tài sản kỹ thuật số đã trải qua một đợt bán tháo mạnh khi giao dịch chênh lệch lãi suất đồng yên Nhật bị phá vỡ khiến thị trường chao đảo. Chỉ số thị trường rộng toàn cầu S&P (BMI), đo lường hiệu suất của hơn 14.000 cổ phiếu trên toàn thế giới, đã giảm 3,3%, ngày giao dịch tồi tệ nhất trong hơn hai năm. Chỉ số giá cổ phiếu Tokyo, hay TOPIX, đã giảm 20% trong đợt xóa sổ ba ngày lớn nhất từ ​​trước đến nay. Trong khi đó, Chỉ số tiền điện tử Bloomberg Galaxy đã giảm tới 17,5%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ