Quỹ phòng hộ là gì?
Đức Nguyễn
FX Strategist
Quỹ phòng hộ là một khoản đầu tư thay thế được thiết kế để bảo vệ danh mục đầu tư khỏi sự không chắc chắn của thị trường.
Quỹ phòng hộ là gì ?
Quỹ phòng hộ (Hedge Fund) hay còn được biết đến với tên gọi khác như quỹ tự bảo hiểm rủi ro, quỹ đối xung, là một khoản đầu tư thay thế được thiết kế để bảo vệ danh mục đầu tư khỏi sự không chắc chắn của thị trường.
Các chiến lược mà quỹ phòng hộ sử dụng rất đa dạng nhằm mục tiêu kiếm lợi nhuận chủ động cho các nhà đầu tư, đồng thời tạo ra lợi nhuận tích cực ngay cả khi thị trường lên và xuống.
Các quỹ phòng hộ sử dụng những chiến lược đầu tư khác nhau được tinh chỉnh để tận dụng cơ hội thị trường cụ thể. Chúng thường được phân loại theo phong cách đầu tư, mang lại sự đa dạng về mức độ rủi ro và chiến lược đầu tư.
Các nhà đầu tư tham gia quỹ phòng hộ đòi hỏi là những nhà đầu tư chuyên nghiệp vì đầu tư vào quỹ này tương đối khó khăn. Quỹ phòng hộ thường yêu cầu nhà đầu tư giữ tiền trong quỹ ít nhất một năm. Đây được gọi là thời gian khóa. Nhà đầu tư chỉ được rút tiền trong khoảng thời gian nhất định như hàng quý hoặc hai năm một lần.
Mặc dù có tên quỹ phòng hộ, loại hình đầu tư này lại có rủi ro rất cao, do việc sử dụng đòn bẩy và các công cụ tài chính phức tạp. Tuổi thọ trung bình của một quỹ phòng hộ là 5-7 năm.
Lịch sử hình thành của quỹ phòng hộ
Quỹ phòng hộ có nguồn gốc từ năm 1949 do nhà đầu tư người Úc Alfred Winslow Jones sáng lập. Ông được coi là cha đẻ của Hedge Fund và là người truyền cảm hứng cho công việc quản lý tiền vốn.
Alfred phát triển một chiến lược đầu tư vượt trội so với những phương pháp truyền thống thời điểm đó. Ông tạo ra một danh sách đầu tư bao gồm nhà đầu tư, người mua, và người thế ký quỹ (đòn bẩy) để tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
Vào năm 1952, Alfred Winslow Jones đổi mới cấu trúc công ty cũ kiểu truyền thống thành "hợp danh hữu hạn" và thu khoản phí hoa hồng chiếm 20% từ phần lợi nhuận của các nhà đầu tư. Mô hình này đã trở nên rất thành công, khiến cho các quỹ phòng hộ khác cũng áp dụng và đạt được thành công lớn vào những năm 1970.
Nhờ đó, Hedge Fund được công nhận vì hiệu quả hơn so với các quỹ truyền thống. Tuy nhiên, không phải tất cả các quỹ phòng hộ đều đạt được lợi nhuận, một số đã phải dừng hoạt động do mất phần lớn vốn.
Bridgewater Associates, thành lập năm 1975 bởi Ray Dalio, là một trong những quỹ phòng hộ thành công nhất trên thế giới và vẫn hoạt động đến hiện nay. Thống kê cho thấy, quỹ Bridgewater Associates đang quản lý hơn $160 tỷ đô (tương đương 3.680 triệu tỷ đồng) tài sản.
Đặc điểm của quỹ phòng hộ
Chỉ những nhà đầu tư đủ điều kiện mới được tham gia
Quỹ phòng hộ không phải nơi dành cho những tay “mơ” mà thường phải là những người giàu có, những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Vì vậy để có thể tham gia quỹ phòng hộ, nhà đầu tư cần đáp ứng những điều kiện sau:
Thu nhập hàng năm phải lớn hơn 200.000$ (trong hai năm gần nhất)
Giá trị tài sản ròng lớn hơn 1.000.000$ (không bao gồm giá trị nhà đang cư trú)
Tính đa dạng hóa cao
Danh mục đầu tư của quỹ phòng hộ rất đa dạng và phong phú, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, công cụ phái sinh, bất động sản hay tài sản thay thế khác,…. Điều này khác biệt hẳn so với các quỹ đầu tư thông thường chỉ đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu.
Sử dụng đòn bẩy tài chính
Để có thể tối ưu lợi nhuận, các quỹ phòng hộ thường sử dụng đòn bẩy tài chính. Chính vì vậy mà rủi ro cũng cao hơn đáng kể. Điều này thể hiện rõ qua cuộc Đại suy thoái kinh tế năm 2007-2009.
Cấu trúc phí
Không giống các quỹ truyền thống chỉ tính phí quản lý, quỹ phòng hộ tính thêm phí hiệu quả. Quỹ phòng hộ sử dụng quy tắc “2 và 20 ” để tính phí. Nghĩa là, 2% cho phí quản lý tài sản và 20% cho phí khoản lợi nhuận được tạo ra.
Ví dụ : Nếu quỹ có 100 triệu USD giá trị tài sản thì phí quản lý hàng năm sẽ là:
2% x 100 triệu = 2 triệu USD
Giả sử trong một năm, quỹ kiếm được 30 triệu USD lợi nhuận thì phí hiệu suất sẽ là:
20% x 30 triệu = 6 triệu USD
Như vậy, quỹ sẽ thu được 2 triệu USD từ phí quản lý và 6 triệu USD từ phí hiệu suất
Tổng cộng là:
2 triệu + 6 triệu = 8 triệu USD
Các loại quỹ phòng hộ phổ biến
Quỹ tiền mặt
Quỹ này sử dụng các khoản tiền mặt để đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư. Thông thường, quỹ này sẽ đầu tư vào các khoản tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng hoặc các khoản tiền có khả năng trả lại nhanh chóng.
Quỹ chứng khoán
Quỹ này sử dụng các chứng khoán để đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư. Thông thường, quỹ này sẽ đầu tư vào các chứng khoán có rủi ro thấp như cổ phiếu blue-chip hoặc trái phiếu chính phủ.
Quỹ hàng hóa
Quỹ này sử dụng các sản phẩm hàng hóa để đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư. Thông thường, quỹ này sẽ đầu tư vào các sản phẩm hàng hóa có giá trị ổn định như vàng, bạc và dầu thô.
Quỹ đa dạng hóa
Quỹ này sử dụng một số loại đầu tư khác nhau để giảm thiểu rủi ro cho các khoản đầu tư. Thông thường, quỹ này sẽ đầu tư vào các khoản đầu tư đa dạng như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và tiền mặt.
Việc chọn loại Quỹ phòng hộ phù hợp sẽ phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư của người đầu tư cũng như tình trạng thị trường tài chính. Các quỹ phòng hộ có rủi ro thấp sẽ phù hợp với các nhà đầu tư có tính cẩn trọng, trong khi các quỹ phòng hộ có rủi ro cao hơn lại được ưa thích bởi các nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
Một số chiến lược quỹ phòng hộ sử dụng
Các quỹ phòng hộ sử dụng hàng loạt những chiến lược đầu tư đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, các chiến lược quỹ phòng hộ thường được sử dụng phổ biến gồm bốn loại chính:
chiến lược vĩ mô toàn cầu, chiến lược định hướng, chiến lược đầu tư theo hướng sự kiện và chiến lược giá trị tương đối (hưởng chênh lệch).
Chiến lược vĩ mô toàn cầu
Quỹ phòng hộ sử dụng phân tích vĩ mô để đầu tư vào các tài sản liên quan đến các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia hoặc khu vực khác nhau. Các quỹ sử dụng chiến lược này thường đầu tư vào những thị trường đang phát triển hoặc những thị trường mới nổi.
Điều này cũng đem lại rủi ro khá lớn do ảnh hưởng của lạm phát, tỷ giá hối đoái cũng như chính sách khác nhau của khu vực đầu tư.
Chiến lược định hướng
Các chiến lược đầu tư định hướng dùng những trào lưu thị trường, xu hướng tăng giảm hoặc sự không nhất quán lúc chọn những cổ phiếu trên nhiều thị trường. Các chương trình máy tính có thể được sử dụng, hoặc những nhà quản lý quỹ sẽ xác định và lựa chọn đầu tư.
Chiến lược đầu tư theo hướng sự kiện
Với chiến lược đầu tư theo hướng sự kiện, các quỹ đầu tư sẽ tập trung vào các sự kiện kinh tế vi mô tác động tới cá nhân, công ty cụ thể.
Chẳng hạn như báo cáo tài chính doanh nghiệp, sự kiện sáp nhập, tách ra hay tái cơ cấu trong doanh nghiệp, những thành tựu mới hay bê bối của người lãnh đạo một doanh nghiệp để dự báo giá trị các của cổ phần ấy trong ngày mai trên thị trường chứng khoán.
Một cách dễ hiểu, chiến lược đầu tư theo hướng sự kiện là phương pháp đầu tư theo tin tức. Các biến động thị trường diễn ra trong thời gian ngắn hạn.
Chiến lược giá trị tương đối
Chiến lược giá trị tương đối là chiến lược mà quỹ phòng hộ tận dụng sự chênh lệch giá giữa giá trị thị trường và giá trị nội tại của các tài sản. Các quỹ phòng hộ sẽ bán các của cải đang ở vị thế cao và mua vào các tài sản đang ở vị thế thấp.
Một khi thị trường được cân bằng trở lại họ sẽ tiến hành thanh lý những của cải này để hưởng phần chênh lệch về giá.
Các bước để sử dụng quỹ phòng hộ hiệu quả
Xác định mục tiêu đầu tư: Nhà đầu tư cần xác định mục tiêu đầu tư của mình trước khi quyết định sử dụng quỹ phòng hộ. Mục tiêu đầu tư có thể là tăng trưởng hoặc bảo vệ vốn.
Xác định loại quỹ phòng hộ phù hợp: Tìm hiểu và lựa chọn loại quỹ phòng hộ phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình. Các loại quỹ phòng hộ có thể bao gồm quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ tiền mặt, quỹ đa dạng hóa,...
Chọn đơn vị quản lý quỹ phòng hộ: Lựa chọn đơn vị quản lý quỹ phòng hộ có uy tín và kinh nghiệm để đảm bảo quỹ phòng hộ được quản lý và đầu tư hiệu quả.
Đóng góp tiền vào quỹ phòng hộ: Phân bổ tiền vào quỹ phòng hộ theo tỷ lệ được xác định trước để đầu tư vào các loại tài sản khác nhau.
Theo dõi hiệu quả đầu tư: Theo dõi và đánh giá hiệu quả đầu tư của quỹ phòng hộ. Họ cần kiểm tra và so sánh lợi nhuận đầu tư của quỹ phòng hộ với các quỹ phòng hộ khác hoặc với chỉ số thị trường để đánh giá hiệu quả đầu tư.
Điều chỉnh tỷ lệ phân bổ tài sản: Khi thị trường tài chính có biến động mạnh, nhà đầu tư cần điều chỉnh tỷ lệ đầu tư vào các loại tài sản khác nhau trong quỹ phòng hộ để giảm thiểu rủi ro.
Lưu ý khi sử dụng quỹ phòng hộ trong đầu tư
Để sử dụng quỹ phòng hộ một cách an toàn và hiệu quả trong đầu tư, có một số điều cần lưu ý sau:
Xác định mục đích sử dụng: Điều này giúp định rõ đầu tư vào loại tài sản nào và với mục đích gì, đảm bảo quỹ phòng hộ đáp ứng được yêu cầu cụ thể của bạn.
Thiết lập kế hoạch đầu tư: Kế hoạch này cần xác định rõ các khoản đầu tư cần thực hiện và mức độ rủi ro của từng khoản đầu tư.
Chú ý đến chi phí và thu nhập: Điều này đảm bảo rằng quỹ phòng hộ không tạo ra quá nhiều chi phí và cung cấp thu nhập đủ để đáp ứng mục đích sử dụng.
Chọn nhà quản lý đáng tin cậy: Nghiên cứu kỹ lưỡng về nhà quản lý trước khi quyết định đầu tư, bao gồm việc đọc báo cáo hoạt động của quỹ phòng hộ, lịch sử hoạt động, lợi nhuận, và tỷ lệ hấp thụ.
Theo dõi và đánh giá hiệu quả đầu tư: Xem xét các yếu tố như lợi nhuận, tỷ suất sinh lời và tỷ lệ hấp thụ để đánh giá hiệu quả đối với mục tiêu đầu tư.
Luôn giữ tâm lý bình tĩnh: Thị trường tài chính có thể biến động mạnh và không thể dự đoán, việc giữ tâm lý trong những tình huống không ngờ sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn để bảo vệ đầu tư của mình.
Cơ hội và rủi ro khi đầu tư quỹ phòng hộ
Trước khi tham gia vào một kênh đầu tư nào đó, nhà đầu tư cần phải biết kênh đó đem lại những cơ hội và rủi ro như thế nào, quỹ phòng hộ không phải là ngoại lệ.
Quỹ phòng hộ là quỹ được các chuyên gia xếp vào loại hình đầu tư rủi ro cao. Tuy nhiên nó cũng có tiềm năng đem lại lợi nhuận hấp dẫn. Các nhà đầu tư cần phải cân bằng được yếu tố cơ hội - rủi ro để có thể kiếm lợi nhuận cao nhất.
Cơ hội của quỹ phòng hộ
Sự hấp dẫn đến từ lợi nhuận cao do sử dụng đòn bẩy tài chính và có những chiến lược đầu tư phong phú giúp quỹ phòng hộ có thể kiếm được lợi nhuận ngay cả khi thị trường biến động xấu.
Có thể linh hoạt thay đổi danh mục đầu tư khi thị trường xảy ra biến động, điều này có thể giảm tối đa rủi ro và tăng khả năng kiếm được lợi nhuận.
Đội ngũ quản lý quỹ phòng hộ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp có tài năng và giàu kinh nghiệm lớn trên thị trường.
Rủi ro của quỹ phòng hộ
Tính thanh khoản thấp hơn các loại quỹ khác, do quỹ phòng hộ bắt buộc các nhà đầu tư để tiền trong quỹ trong khoảng thời gian dài, tối thiểu là 1 năm.
Do sử dụng đòn bẩy tài chính cho nên rủi ro cũng cao hơn. Khi bị thua lỗ, quỹ phòng hộ phải chịu thêm cả lãi suất do đòn bẩy gây nên.
Các nhà quản lý được trả phần trăm lợi nhuận khi quỹ phòng hộ lãi nhưng không được trả phần trăm khi quỹ phòng hộ lỗ. Vậy nên khi quỹ phòng hộ bị lỗ các nhà đầu tư có thể mất toàn bộ số vốn bỏ ra.
Danh mục đầu tư của quỹ có một phần là các công cụ phái sinh. Vì thế mà rủi ro dành cho các nhà đầu tư có thể gặp cũng cao hơn.
Các quỹ phòng hộ hàng đầu thế giới
Các quỹ phòng hộ tại châu Âu được phép quảng cáo rộng rãi trên truyền hình. Ở Mỹ lại cấm hình thức quảng cáo quá công khai này mà thay vào đó, quỹ phòng hộ thường được quảng bá bằng truyền miệng tại các hội thảo được tổ chức bởi các nhà môi giới chứng khoán hoặc các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân.
Quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới năm 2022 là Bridgewater Associates của tỷ phú Ray Dalio. Tính tới tháng 6/2022, AUM của Bridgewater là hơn 126 tỷ USD. Quỹ này phục vụ nhiều loại khách hàng, từ các quỹ quyên góp của trường đại học, tổ chức từ thiện cho tới quỹ hưu trí, ngân hàng trung ương....
Xếp hạng dưới đây gồm 20 quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới, tính theo AUM.
Các quỹ phòng hộ tại Việt Nam
Dù mô hình này rất nổi tại châu Âu và châu Mỹ thế nhưng tại Việt Nam mô hình này còn khá mới do thị trường tại Việt Nam còn non trẻ và do sự hạn chế về pháp lý, quản lý, minh bạch và giám sát. Thêm nữa, do quỹ phòng hộ đòi hỏi nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức, trải nghiệm và đảm bảo điều kiện để có thể tham gia.
Quỹ phòng hộ ở Việt Nam được biết đến với tên gọi Quỹ thành viên và chỉ dành cho các nhà đầu tư là tổ chức. Để thành lập quỹ thành viên, các nhà đầu tư tham gia phải:
Tạo số vốn thực góp tối thiểu 50 tỷ VND
Số lượng không vượt quá 30 thành viên góp vốn
Chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân trong nước hoặc tổ chức nước ngoài do một công ty quản lý quỹ quản lý
Tài sản của quỹ được lưu ký tại một ngân hàng lưu ký độc lập với công ty quản lý quỹ (Thông tư số 224/2012/TT-BTC)
dubaotiente.com