S&P 500 và Nasdaq 100 giảm trước lo ngại về quyết định lãi suất của Fed vào hôm nay
Bùi Diệu Linh
Junior Analyst
Chứng khoán Mỹ bị bán tháo vào thứ Ba do lo ngại ngày càng tăng về nền kinh tế Mỹ đang đứng trước nguy cơ đối mặt với cú 'hạ cánh không êm đềm'.
Các dữ liệu đáng thất vọng từ niềm tin của người tiêu dùng đến các dự báo kinh tế vĩ mô của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã làm câu chuyện đầu tư thêm tiêu cực, buộc các nhà đầu tư phải đi tìm lối thoát. Trong bối cảnh đó, S&P 500 giảm 1.15% xuống 3,921. Lĩnh vực hàng tiêu dùng không theo chu kỳ dẫn đầu sự sụt giảm, là dấu hiệu cho thấy những lo ngại liên quan đến tăng trưởng đang thúc đẩy đà giảm này. Nasdaq 100 giảm 1.96% xuống 12,087, bị kéo theo bởi đợt bán tháo mạnh ở cổ phiếu Amazon, Tesla và Meta Platforms.
Đầu ngày hôm nay, IMF đã hạ triển vọng toàn cầu, cho là "u ám và không chắc chắn hơn" và cảnh báo rằng nền kinh tế thế giới có thể sớm trên bờ vực suy thoái trong bối cảnh lạm phát tăng vọt, sự suy thoái tồi tệ hơn ở Trung Quốc, hậu quả từ xung đột địa chính trị ở Ukraine và thắt chặt các điều kiện tài chính.
Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm mạnh trong tháng 7 và giảm tháng thứ ba liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021, khiến vấn đề đối với các tài sản rủi ro trở nên tồi tệ hơn, đồng thời các nhà giao dịch cắt giảm tỷ lệ cổ phiếu. Nếu người tiêu dùng Mỹ chùn bước, tiêu dùng hộ gia đình có thể giảm mạnh, mở đường cho một cuộc suy thoái kinh tế lớn trong trung hạn và tạo ra những cơn gió ngược cho thu nhập của các doanh nghiệp và thị trường chứng khoán.
Sắp tới, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào quyết định lãi suất của FOMC vào thứ Tư. Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất 75 bp lên 2.25% - 2.50%, đánh dấu thêm một đợt tăng lãi suất mạnh nữa trong cuộc chiến khôi phục sự ổn định giá cả.
Powell có khả năng sẽ không diều hâu thêm, vì kỳ vọng lạm phát đã giảm và chỉ số CPI có thể bắt đầu giảm trong những tháng tới một phần nhờ giá dầu/xăng giảm, nhưng điều này không có nghĩa rằng NHTW sẽ báo hiệu cho các chính sách mới. Tuy nhiên, sự vắng mặt của những bất ngờ diều hâu hơn nữa có thể giúp giảm sự bi quan cực độ, cho phép thị trường chứng khoán ổn định, mặc dù thu nhập và sự phát triển của hoạt động kinh tế có thể quan trọng hơn đối với tâm lý trong ngắn hạn.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT S&P 500
Sau màn trình diễn không ổn định vào đầu tuần, chỉ số S&P 500 đã giảm mạnh vào thứ Ba, cố gắng duy trì trên mức SMA 50 ngày gần 3,920 (hỗ trợ kỹ thuật quan trọng). Mức kháng cự ban đầu xuất hiện tại 4,015, tiếp theo là 4,065.
Mặt khác, nếu bên bán giữ được quyền kiểm soát thị trường và đẩy chỉ số xuống dưới ngưỡng 3,920 thì đà giảm có thể tăng tốc, tạo tiền đề cho việc tiến tới 3,815, sau đó là 3,725.
BIỂU ĐỒ KỸ THUẬT S&P 500
DailyFX