Sự bế tắc của quỹ phục hồi Châu Âu không phải là lý do để “ngoảnh mặt làm ngơ” với đồng EUR

Sự bế tắc của quỹ phục hồi Châu Âu không phải là lý do để “ngoảnh mặt làm ngơ” với đồng EUR

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

10:01 20/07/2020

Các nhà lãnh đạo tại Châu Âu không thể đạt được thoả thuận chung về gói kích thích kinh tế trong cuộc họp diễn ra vào cuối tuần qua. Nhưng liệu đó có phải là lý do để "phũ" đồng EUR?

Sự bế tắc của Châu Âu đối với quỹ phục hồi của họ có lẽ là không đủ để từ bỏ xu hướng phục hồi trên đồng tiền này. Các quan chức có thể vẫn sẽ đi đến một kế hoạch ở một thời điểm nào đó, và các cuộc đàm phán đang diễn ra, bất kể kết quả cuối cùng là gì. Đồng Euro thậm chí còn tăng nhẹ sau khi Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan làm dịu đi sự phản đối của họ đối với số tiền dành cho các khoản tài trợ trong chương trình. Đức và Pháp, với hầu hết các nước trong khối, nói rằng ít nhất 400 tỷ Euro của gói phải là khoản tài trợ, trong một nỗ lực để bảo vệ nền kinh tế của họ khỏi tác động của COVID-19.

Bên cạnh đó, Đồng Dollar cũng có những vấn đề riêng của nó. Các quan chức Mỹ đang vật lộn với chính kế hoạch của họ. Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell đang chuẩn bị công bố kế hoạch trị giá 1 nghìn tỷ USD của Đảng cộng hòa. Đảng Dân chủ đã đề xuất chương trình trị giá 3.5 nghìn tỷ USD. Và dữ liệu COVID-19 từ Mỹ vẫn đang gia tăng. Các nhà đầu cơ tiếp tục ủng hộ đồng tiền chung EUR. Mức nắm giữ Euro của họ đang ở gần mức cao nhất trong 2 năm, dựa trên dữ liệu gần đây nhất vào thứ Ba tuần trước.

 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ