Sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán trong mùa hè gợi ý điều gì?

Sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán trong mùa hè gợi ý điều gì?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

14:18 19/08/2024

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, dẫn đầu là Mỹ, là đặc điểm đáng chú ý nhất trong những năm gần đây, thậm chí là nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, trong khi cổ phiếu tăng trưởng mạnh, rất ít người nhận ra rằng giao dịch carry trade đồng yên là yếu tố chính đằng sau xu hướng này.

Việc sử dụng đồng yên - được vay với giá rẻ vì lãi suất cực thấp của BoJ - để mua cổ phiếu Mỹ chưa bao giờ là mối quan tâm hàng đầu đối với thị trường. Cổ phiếu công nghệ lớn, sự bùng nổ giao dịch bán lẻ và quỹ đầu tư theo chỉ số, sự biến động của lãi suất Mỹ - tất cả những điều này đều là những chủ đề quen thuộc, nhưng giao dịch carry trade đồng yên chưa bao giờ được đề cập đến.

Tuy nhiên, hiện tại, giao dịch carry trade đồng yên đang chững lại. Đồng yên đã tăng giá, sau khi BoJ tăng lãi suất lần thứ hai trong 17 năm. Bỗng dưng điều này trở thành chủ đề phổ biến, được xác nhận là một trong những lý do chính khiến cổ phiếu toàn cầu phải chịu sự biến động vào mùa hè.

Liệu có quá muộn khi thị trường đã không nhận ra vai trò của chính sách BoJ đối với các thị trường phát triển trên thế giới, khi đã bỏ lỡ rủi ro ổn định tài chính toàn cầu cấp bách này không? Không một nhà quản lý tài sản, chiến lược gia hay một chuyên gia nghiên cứu chính sách nào từng chỉ ra điều này là lý do khiến cổ phiếu toàn cầu biến động dữ dội. Liệu sự nhận ra muộn màng này có dẫn đến một cuộc khủng hoảng tương tự điều đã xảy ra năm 2008 hay không? Có lẽ là không.

Thị trường đang chứng kiến ​những người không hiểu biết được trả tiền để đưa ra lý do cho sự biến động của tài sản, vật lộn để giải thích tại sao thị trường lao dốc. Cổ phiếu Nhật Bản giảm 12% trong một ngày và thị trường Mỹ đã trải qua một tuần đầy thử thách, rồi những sự biến động ấy hoàn toàn đảo ngược trong một thời gian ngắn. Chắc chắn phải có một lý do đáng ngờ hoặc phức tạp cho tất cả những điều này?

Liệu điều gì sẽ xảy ra sau những ngày hè đầy hỗn loạn? Câu trả lời là không có gì nhiều, nhưng điều này cho thấy tài sản có thể đã được định giá không chính xác ngay từ đầu. Thị trường sẽ phải làm quen với những đợt biến động “xấu xí” như thế này.

Hiệu suất của đồng yên và cổ phiếu có mối liên hệ gián tiếp. Lãi suất cao của Mỹ hỗ trợ USD, đặc biệt là so với đồng yên, khi lãi suất của BoJ đang tăng, nhưng vẫn gần như bằng 0. Suy thoái kinh tế tại Mỹ, nếu có xảy ra, sẽ gây ảnh hưởng đến cổ phiếu, kéo USD xuống và làm đồng yên tăng giá. Johanna Kyrklund, giám đốc đầu tư của Schroders Group cho biết: “Về cơ bản, chúng đều có cùng một gốc rễ”.

Nhưng bà nói thêm, sự sụt giảm đồng bộ của USD/JPY và cổ phiếu thực sự không gì hơn là một “vấn đề kỹ thuật của mùa hè” và là cơ hội để thổi bay những bong bóng đang nhen nhóm trông thị trường.

Các nhà đầu tư đang tìm kiếm một lý do để chậm lại. Việc lo ngại về giao dịch carry trade đồng yên là hoàn toàn phù hợp. Việc các nhà đầu tư Nhật Bản rời bỏ cổ phiếu Mỹ và mang đồng yên trở về nước là một hiện tượng thực sự đã khuếch đại sự sụt giảm ở mức biên. Nhưng khó có thể lập luận rằng đây là lý do chính khiến cổ phiếu toàn cầu giảm 6% chỉ trong vài ngày.

Vickie Chang, một nhà phân tích tại Goldman Sachs, cho rằng đúng là thị trường đã đi quá xa, không phải trong thời điểm hỗn loạn mà là trước đó.

Bà cho biết: “Có khả năng là thị trường đã quá lạc quan về tăng trưởng cho đến khi những dữ liệu gần đây làm thị trường chao đảo. Chúng tôi tìm thấy một số bằng chứng cho điều này. Một phần lý do cho những biến động có thể là thị trường đang cố gắng bắt kịp với dữ liệu”.

Các dấu hiệu suy yếu trên thị trường việc làm và sự điều chỉnh rõ ràng trong lạm phát của Mỹ đã thúc đẩy các nhà đầu tư thực hiện động thái đó. Biến động của đồng yên là hệ quả chứ không phải nguyên nhân.

“Chất keo” gắn kết đồng yên yếu và cổ phiếu toàn cầu lạc quan là sự đồng thuận trên thị trường rằng nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm thay vì suy thoái. Dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây, đặc biệt là doanh số bán lẻ tích cực, cho thấy rằng kịch bản này vẫn rất khả dĩ.

Sự hỗn loạn trong mùa hè là một lời cảnh báo về sự thận trọng. Khi tất cả các loại tài sản lớn trên thế giới phụ thuộc vào kịch bản hạ cánh mềm của Mỹ, khi lo ngại xuất hiện, biến động sẽ rất lớn. Rõ ràng là các nhà đầu tư đang cố gắng đảm bảo lợi nhuận và chậm lại để xem xét.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ