[Sunday Wrap-up 10.05.2020] Tâm lý hy vọng khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và lo ngại địa chính trị tranh giành quyền kiểm soát thị trường
Tin Tức Tổng Hợp
feeder
Sự điều chỉnh của tài sản rủi ro trong ngắn hạn sẽ đến từ các yếu tố địa chính trị và dữ liệu kinh tế yếu kém sắp tới được công bố. Điều này có thể thấy rõ khi các thị trường tiền tệ phản ánh lãi suất âm của Mỹ. Bất kỳ dấu hiệu nào phát sinh đợt đại dịch thứ hai có thể làm gia tăng biến động thị trường. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng những đợt giảm giá ngắn hạn sẽ tạo cơ hội mua vào tài sản rủi ro.
YẾU TỐ TRIGGER THỊ TRƯỜNG (MARKET DRIVERS)
Một số chỉ số kinh tế dự báo tích cực dần lên
Các chỉ số niềm tin kinh doanh trong tháng 4, như dự đoán, đã phản ánh cú sốc đối với các nền kinh tế sau khi chịu ảnh hưởng từ COVID-19. Các chỉ số sản xuất và phi sản xuất (ISM) của Mỹ đã giảm xuống mức yếu nhất kể từ năm 2009. Trong khu vực đồng Euro, niềm tin kinh doanh đã giảm xuống mức chưa từng có. Áp lực giảm phát cũng đang hình thành, đặc biệt là ở Châu Âu, nhất là sau khi giá dầu giảm mạnh.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu kỳ vọng tăng trưởng trung hạn hồi sinh khi các nền kinh tế khu vực đồng Euro mở cửa trở lại. Điều này phần nào giải thích sự phục hồi của tài sản rủi ro trong tháng vừa qua - thị trường chứng khoán tương lai tăng giá và chỉ số cho thấy triển vọng 6-12 tháng đang được cải thiện. Các chỉ số về thị trường lao động tại Mỹ cũng cho nhà đầu tư cảm giác "điều tồi tệ nhất đã qua".
Trump và bất ổn địa chính trị
Chúng tôi muốn nhấn mạnh nguy cơ căng thẳng thương mại mới nếu Tổng thống Trump mất đi đa số ủng hộ trước cuộc bầu cử tháng 11. Kể từ Thế chiến II, không có tổng thống đương nhiệm nào của Hoa Kỳ thắng nhiệm kỳ thứ hai trong lúc phải đối mặt với suy thoái kinh tế trong năm bầu cử. Đại dịch COVID-19 làm vấn đề trở nên phức tạp hơn. Tổng thống đang đáp trả bằng cách cố gắng đổ lỗi sang Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng sự đe dọa chỉ là các chiêu bài chính trị, vì các căng thẳng thương mại kéo dài sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế và cả triển vọng thắng cử của Trump. Thuế quan là con dao hai lưỡi và thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ mất nhiều năm. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng biến động thị trường sẽ gia tăng từ giờ cho đến cuộc bầu cử.
Phán quyết của tòa án Đức làm tăng rủi ro khu vực đồng Euro trung hạn
Phán quyết của Tòa án Hiến pháp Đức về tính hợp pháp của chương trình mua trái phiếu ECB, làm tăng bất ổn trong trung hạn về khả năng ECB mạnh tay ổn định thị trường tài chính của khu vực đồng Euro, theo quan điểm của chúng tôi. Mặc dù ECB có thể giải thích với tòa án rằng chương trình mua trái phiếu năm 2015 của họ phù hợp với các mục tiêu chính sách tiền tệ, nhưng sẽ khó thể biện minh cho Chương trình mua khẩn cấp đại dịch mới nhất (PEPP). Kế hoạch mới nhất đã nới lỏng các giới hạn trước đây về mức độ trái phiếu mà họ có thể mua từ mỗi quốc gia và xóa bỏ yêu cầu chỉ mua trái phiếu cấp Đầu tư, mang lại lợi ích cho các quốc gia yếu hơn như Ý và Hy Lạp. Trong khi Chủ tịch ECB Lagarde cam kết thực hiện tất cả các biện pháp có thể để đối phó với khủng hoảng, các câu hỏi về tính hợp pháp của PEPP làm tăng sự cấp bách của kế hoạch trái phiếu chung và thúc giục các thành viên khu vực Euro vượt qua sự bất đồng của một số thành viên và cùng tài trợ cho gói chi tiêu chung. Bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể làm tăng rủi ro cho thị trường khu vực đồng Euro.
CÁC CÂU HỎI TRỌNG TÂM (Q&A)
Dầu có hồi phục bền?
Giá dầu thô WTI đã tăng mạnh trở lại kể từ khi chạm mức thấp kỷ lục vào ngày 21 tháng 4 khi kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC đã bắt đầu được tiến hành. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ thận trọng do việc hạn chế về lưu trữ vẫn còn đó, gây nguy cơ cao về biến động giá lặp lại giống như cuối tháng 4 (khi giá của hợp đồng tháng 5 chuyển sang mức âm). Ngoài ra, lưu trữ trên biển vẫn khá nhiều. Do đó, chúng tôi tin rằng giá dầu thô WTI sẽ khó tăng thêm nữa trừ khi chúng ta thấy sự phục hồi bền vững của nhu cầu dầu thô trên toàn cầu, điều này phụ thuộc vào tốc độ hồi sinh của hoạt động kinh tế toàn cầu.
Có nên "sell in May and go away"?
Biểu đồ bên dưới cho thấy lợi nhuận sáu tháng từ tháng 11 đến tháng 4 trung bình cao hơn so với tháng 5-10, ngay cả khi điều này có vẻ ít rõ ràng hơn trong 5 năm qua. Chúng tôi cũng vẫn thận trọng về những rủi ro trong ngắn hạn đối với cổ phiếu. Chúng tôi muốn nhấn mạnh các yếu tố rủi ro sau: thất vọng với tốc độ mở cửa của các nền kinh tế, giá trị thị trường PE cao, biểu đồ kỹ thuật đã chuyển từ tích cực sang trung lập, và sự sụp đổ giá dầu. Chúng ta có thể thêm rủi ro địa chính trị vào danh sách, vì quan hệ Mỹ-Trung có khả năng lại xấu đi. Về mặt kỹ thuật, có một rủi ro là các mức hỗ trợ chính có thể bị phá vỡ sớm và S&P500 có thể suy yếu về mức 2727.
Tuy nhiên, lưu ý rằng lợi nhuận trung bình sáu tháng trong tháng 5-10 vẫn dương. Vì vậy, các nhà đầu tư giữ tiền sẽ mất chi phí cơ hội có lợi nhuận này. Tuy nhiên, con số trung bình cũng che giấu sự khác biệt trong từng thời kỳ; trong sáu tháng qua, cổ phiếu Hoa Kỳ có mang lại lợi nhuận âm 4% và biến động trong sáu tháng này là rất đáng kể, với khoảng cách mức đỉnh tới đáy là 34%. Do đó, mỗi thời kỳ đều có các yếu tố dẫn dắt riêng và trung bình theo mùa vụ không có nhiều ý nghĩa với biến động giá tài sản. Để chống lại các yếu tố rủi ro ngắn hạn, chúng ta thấy sự kích thích chưa từng có, với các NHTW sẵn sàng thực hiện bất cứ điều gì cần thiết và các trường hợp nhiễm mới COVID-19 mới đạt đỉnh trên toàn cầu. Chúng tôi tiếp tục giữ quan điểm tích cực về cổ phiếu trong hơn 12 tháng và tin rằng chiến lược mua/bán rải là cách tốt để giải quyết những bất ổn ngắn hạn.
Triển vọng của AUD và NZD trung dài hạn?
Quan điểm dài hạn (trên 12 tháng) của chúng tôi là AUD/USD tăng giá và chúng tôi kỳ vọng NZD/USD sẽ theo cùng xu hướng đó. Trong khoảng thời gian 1-3 tháng, biến động sẽ trái chiều hơn và chúng tôi dự đoán cả hai cặp tiền này giao dịch đi ngang trong phạm vi, với các biến động hai chiều tạo cơ hội tích lũy AUD và NZD.
Cả Australia và New Zealand đã nhanh chóng xử lý thành công ổ dịch COVID-19 và đang hồi phục trở lại sau phong tỏa nhờ được hỗ trợ mạnh mẽ với kích thích tài khóa và tiền tệ. Có kế hoạch về việc mở cửa một phần biên giới, giai đoạn đầu của việc nới lỏng qua lại giữa hai nước, trong khi cả hai chính phủ đều tuyên bố rằng việc kết nối quốc tế rộng hơn có thể mất một thời gian. Tâm lý trong nước tích cực này sẽ cho phép cả hai nước tận dụng lợi thế của sự phục hồi tăng trưởng toàn cầu và những gói kích thích gia tăng dự kiến từ Trung Quốc.
Một trong những yếu tố dẫn dắt tâm lý né tránh rủi ro có thể gặp là căng thẳng Mỹ-Trung đang gia tăng và những tác động này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại rộng lớn hơn của Trung Quốc. Những rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của đồng AUD và NZD có thể là (1) một đợt điều chỉnh giảm của cổ phiếu của Hoa Kỳ sau sóng tăng mạnh mẽ gần đây; và (2) nỗi sợ về một làn sóng virus thứ hai khi việc phong tỏa trên toàn cầu được dỡ bỏ.
Từ góc độ kỹ thuật, AUD/USD đã phục hồi gần 70% sóng giảm mạnh kể từ tháng 3, và một sóng điều chỉnh ngày càng có khả năng xảy ra. Những sóng điều chỉnh nằm trong xu hướng tăng cho đến nay vẫn còn ít, nhưng nếu xảy ra sụt giảm đáng kể về mức hỗ trợ tại 0.6270 có thể tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tích lũy trạng thái trong những tuần tới. Chúng tôi đánh giá hỗ trợ mạnh hơn nằm giữa 0.6035 và 0.6165 nếu hỗ trợ ban đầu nói trên bị phá vỡ. Nếu tâm lý rủi ro tiếp tục được cải thiện, chúng tôi dự báo hai mức kháng cự kỹ thuật mạnh phía trên ở mức 0.6675 và khoảng 0.6820.
NZD/USD biến động theo mô hình biểu đồ tương tự như AUD/USD, nhưng quy mô ít hơn. Chúng tôi dự báo hỗ trợ ban đầu ở mức 0.5900, với hỗ trợ kỹ thuật mạnh hơn giữa 0.5740 và 0.5820. Kháng cự mạnh nằm trên vị trí hiện tại ở mức 0.6265 và khoảng 0.6500.