Tại sao quỹ hưu trí ở Anh không nên chỉ tập trung đầu tư vào các công ty nội địa?

Tại sao quỹ hưu trí ở Anh không nên chỉ tập trung đầu tư vào các công ty nội địa?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

15:55 05/08/2024

Dự luật lương hưu của Vương quốc Anh dự kiến ​​vào mùa xuân tới sẽ là cơ hội tốt để tăng mức đóng góp tự động.

"Giá như quỹ hưu trí của chúng ta "yêu nước" hơn thì mọi chuyện sẽ ổn". Đây là lời kêu gọi của một số nhà cải cách chính sách để giúp hỗ trợ nền kinh tế quốc gia và tăng cường giá trị của các công ty Anh. Họ cảm thấy rằng việc giảm đầu tư vào cổ phiếu Anh đã dẫn đến sự giảm sút quy mô và giá trị của các công ty này so với các quốc gia khác như Mỹ.

Các nhà cải cách ở Anh đang xem xét việc áp dụng các phương pháp tương tự như ở Australia để cải thiện việc đầu tư của quỹ hưu trí vào các công ty trong nước.

Trong quá khứ, các quỹ hưu trí của Anh chủ yếu đầu tư vào cổ phiếu của các công ty Anh. Tuy nhiên, hiện tại tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu Anh đã giảm đáng kể. Trước đây, khoảng 73% của các quỹ hưu trí ở Anh được đầu tư vào cổ phiếu niêm yết nói chung. Trong số đó, cổ phiếu của các công ty Anh chiếm đến 53%. Hiện tại, tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu niêm yết đã giảm xuống còn 27%, và cổ phiếu Anh hiện chỉ chiếm 6% trong tổng số. Điều này cho thấy một sự thay đổi lớn trong chiến lược đầu tư của các quỹ hưu trí ở Anh, khi tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu nội địa giảm mạnh và có vẻ như các quỹ này đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các nơi khác ngoài nước này.

Tuy nhiên, khi đánh giá sự thay đổi trong cách các quỹ hưu trí ở Anh đầu tư vào cổ phiếu, cần phân biệt giữa hai loại quỹ hưu trí chính: quỹ hưu trí với mức phúc lợi xác định (Defined benefit - DB) và quỹ hưu trí với phúc lợi dựa trên các đóng góp (Defined contribution - DC). Các quỹ DB có mức độ tiếp xúc với cổ phiếu thấp hơn nhiều, một phần là do trong quá khứ, đã xảy ra nhiều chuyện ảnh hưởng đến các chương trình này, ví dụ như vụ bê bối của Robert Maxwell, chính sách của Gordon Brown và thay đổi trong quy định kế toán.

Vụ bê bối Maxwell năm 1991 khiến hàng triệu GBP của quỹ hưu trí bị mất trong một vụ lừa đảo. Điều này đã khiến các quy định chở nên chặt chẽ hơn. Việc Brown loại bỏ việc chế độ miễn thuế cổ tức khi ông còn là thủ tướng Anh vào năm 1997 cũng ảnh hưởng đến cổ phiếu Anh, khiến đầu tư vào cổ phiếu kém hấp dẫn hơn đối với các quỹ hưu trí, đặc biệt là các quỹ DB. Do kết quả của những thay đổi về kế toán này và sau đó, các quỹ DB lớn của Anh đã giảm thiểu rủi ro đáng kể, họ đã chuyển sang đầu tư nhiều hơn vào các tài sản an toàn như trái phiếu, thay vì cổ phiếu.

Mặc dù tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu của các quỹ DB đã giảm mạnh trong những năm qua, tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu của các quỹ DC lại khác biệt rõ rệt và vẫn giữ mức cao. Một số quỹ hưu trí DC ở Anh có thể đầu tư tới 90% quỹ vào cổ phiếu, với mức trung bình thường nằm trong khoảng từ 50% đến 70%. Ví dụ, tại Legal & General, con số này là 52%. Tại Aware Super ở Úc, con số này là 54%.

Dù có nhiều điểm tương đồng, các nhà hoạch định chính sách ở Anh vẫn bị hấp dẫn bởi một số điểm khác biệt chính với hệ thống của Úc. Đầu tiên, các khoản đóng góp tự động ít nhất là 11.5% tiền lương của nhân viên là bắt buộc ở Úc, tăng lên 12% từ mùa hè năm 2025. Mức này được coi là được coi là hợp lý để đảm bảo rằng người lao động có đủ tiền hưu trí khi về già, giúp họ duy trì mức sống ổn định. Ở Anh, mức đóng góp tự động cho các quỹ hưu trí là 8% lương, trong đó 3% từ nhà tuyển dụng và 5% từ người lao động.

Thứ hai, các nhà quản lý và người ủy thác lương hưu của Úc có trách nhiệm phải đảm bảo rằng các khoản đầu tư không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn mang lại hiệu suất tốt nhất có thể cho quỹ hưu trí. Trong khi đó, ở Anh, các nhà quản lý chủ yếu tập trung vào việc giữ chi phí đầu tư thấp, thường ít chú ý đến hiệu suất tiềm năng của các khoản đầu tư. Điều này có thể khiến các quỹ hưu trí Anh không tối ưu hóa hiệu suất đầu tư vì thiếu sự cân nhắc đầy đủ về giá trị và lợi ích tiềm năng của các khoản đầu tư.

Sự khác biệt quan trọng giữa hai hệ thống là tỷ lệ phân bổ vào cổ phiếu trong nước. Các quỹ hưu trí ở Australia thường phân bổ khoảng một nửa số cổ phiếu của họ vào cổ phiếu của các công ty Australia. Điều này tương đương với khoảng một phần tư tổng danh mục đầu tư của họ. Quỹ Aware Super của Australia phân bổ 21% vào cổ phiếu Australia, trong khi quỹ Legal & General (L&G) của Anh chỉ phân bổ 12.5% vào cổ phiếu Anh. Điều này được hỗ trợ bởi các ưu đãi thuế đối với cổ tức mà hiện không còn ở Anh. Trước đây, Anh cũng có chính sách miễn thuế cổ tức nhưng đã bị loại bỏ bởi chính phủ của Gordon Brown vào năm 1997.

Tỷ lệ phân bổ cổ phiếu trong nước của các quỹ hưu trí ở Australia là rất cao (hơn 30 lần) so với phần trăm tổng vốn hóa thị trường cổ phiếu toàn cầu của nước này. Australia chỉ chiếm khoảng 1.6% thị phần toàn cầu trong các thị trường cổ phiếu, tương đương với khoảng 1.7% đóng góp vào GDP toàn cầu. Các quỹ hưu trí DC ở Anh thường phân bổ từ 4% đến 12% tài sản vào cổ phiếu Anh. Đây cũng là một mức phân bổ cao.

Tất cả những điều này ảnh hưởng đến những người đã nghỉ hưu như thế nào? Một nghiên cứu gần đây của Corporate Adviser đã phát hiện ra rằng mặc dù các quỹ hưu trí ở Anh và Australia có những khác biệt về cách đầu tư và tỷ lệ phân bổ, hiệu suất cuối cùng của các quỹ DC ở hai quốc gia này lại tương đối giống nhau, với lợi suất hàng năm trung bình khoảng 5-7% trong khoảng thời gian từ ba đến chín năm.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ hội cải cách hệ thống hưu trí ở Anh để cải thiện hiệu suất và mức độ đầu tư vào cổ phiếu trong nước. Một đề xuất là nâng mức đóng góp tự động từ 8% lên 12%. Điều này có thể giúp đảm bảo rằng người lao động có đủ tiền hưu trí khi nghỉ hưu. Cải cách cũng có thể bao gồm việc áp dụng một phương pháp phân bổ tài sản dựa trên cả hiệu suất và chi phí khi lựa chọn các khoản đầu tư. Điều này sẽ giúp các quỹ hưu trí tối ưu hóa danh mục đầu tư của mình để mang lại lợi nhuận tốt nhất. Tuy nhiên, việc khôi phục miễn thuế cổ tức là khó khăn và có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng đầu tư vào cổ phiếu nội địa của các quỹ hưu trí.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall

Cổ phiếu châu Á và vàng tăng mạnh sau khi Phố Wall phục hồi, nhờ vào sự lạc quan về triển vọng của Nvidia và kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ của Tổng thống đắc cử Trump. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị và vụ kiện chống lại Gautam Adani cũng khiến giá dầu và vàng tiếp tục tăng.
Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ

Chính quyền Trump đang thể hiện lập trường cứng rắn, khẳng định sẽ chấm dứt tình trạng các nhóm vận động hành lang năng lượng xanh và các tổ chức toàn cầu lợi dụng nguồn lực tài chính và ảnh hưởng để làm suy yếu vị thế dẫn đầu về năng lượng cũng như triển vọng kinh tế của Hoa Kỳ.
MicroStrategy chào bán 3 tỷ USD trái phiếu, phục vụ chiến lược mua Bitcoin bất chấp cổ phiếu lao dốc
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

MicroStrategy chào bán 3 tỷ USD trái phiếu, phục vụ chiến lược mua Bitcoin bất chấp cổ phiếu lao dốc

MicroStrategy (MSTR) - gã khổng lồ công nghệ vừa đạt cột mốc ấn tượng khi hoàn tất việc phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá 3 tỷ USD. Đây là loại trái phiếu chuyển đổi cao cấp 0% lãi suất, sẽ đáo hạn vào tháng 12/2029. Điều đáng chú ý là công ty có kế hoạch sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ số tiền này để phục vụ chiến lược mua Bitcoin của mình.
Từ thương mại đến vấn đề Đài Loan: Bước đi thận trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỷ nguyên Trump 2.0
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Từ thương mại đến vấn đề Đài Loan: Bước đi thận trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỷ nguyên Trump 2.0

Giữa thời khắc lịch sử khi nước Mỹ đang trong giai đoạn chuyển giao ghế Tổng thống, bức tranh địa chính trị toàn cầu vẫn không ngừng xoay chuyển, bất chấp sự chờ đợi đến ngày 20/1 - thời điểm đánh dấu sự thay đổi quyền lực chính thức tại Nhà Trắng.
Tổng thống Nga Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đang hiện hữu từ Ukraine
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tổng thống Nga Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đang hiện hữu từ Ukraine

Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Tổng thống Vladimir Putin đã đưa ra tuyên bố nghiêm trọng về tình hình chiến sự Ukraine. Theo người đứng đầu điện Kremlin, cuộc xung đột đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và biến thành một cuộc đối đầu toàn cầu, sau khi Hoa Kỳ và Anh Quốc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ nhằm vào lãnh thổ Nga. Ông cũng không quên gửi lời cảnh báo tới phương Tây về khả năng đáp trả của Moscow.
Mỹ dỡ bỏ lệnh hạn chế tên lửa cho Ukraine đối phó liên minh Nga - Triều Tiên và thế cục mới từ chiến thắng của Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Mỹ dỡ bỏ lệnh hạn chế tên lửa cho Ukraine đối phó liên minh Nga - Triều Tiên và thế cục mới từ chiến thắng của Trump

Trong một bước ngoặt chính sách đáng chú ý, Tổng thống Joe Biden đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine sử dụng tên lửa Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Quyết định này được đưa ra sau khi Triều Tiên chính thức tham chiến, và càng trở nên khẩn thiết hơn khi cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5/11.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ