Tại vì sao chính phủ Nhật Bản bị nghi ngờ tiếp tục ''nhúng tay'' vào thị trường?

Tại vì sao chính phủ Nhật Bản bị nghi ngờ tiếp tục ''nhúng tay'' vào thị trường?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

14:21 18/07/2024

Nhật Bản bị nghi ngờ đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để nâng đỡ đồng yên nhiều lần trong tháng này. Điều này nhấn mạnh sự không hài lòng của chính phủ trước việc sự sụt giá của đồng yên gây khó khăn cho các hộ gia đình do giá nhập khẩu cao hơn.

Mặc dù các nhà chức trách Nhật Bản chưa xác nhận liệu họ có can thiệp hay không, nhưng phần sau đây giải thích các kế hoạch can thiệp của Tokyo và động thái này có thể có ý nghĩa gì đối với chính sách tiền tệ của Nhật Bản:

TẠI SAO CHÍNH PHỦ CAN THIỆP?

USD/JPY đã tăng lên mức 160, mức cao nhất trong 38 năm khiến các nhà hoạch định chính sách ngày càng lo lắng rằng chi phí nhập khẩu cao hơn có thể ảnh hưởng đến tiêu dùng tư nhân yếu kém.

Đồng yên yếu đã ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm của Thủ tướng Fumio Kishida trước cuộc đua lãnh đạo đảng cầm quyền dự kiến ​​diễn ra vào tháng 9.

Việc bỏ mặc sự trượt giá của đồng yên sẽ có nguy cơ tạo cho thị trường ấn tượng rằng Tokyo sẽ nhắm mắt làm ngơ trước những động thái đầu cơ không phù hợp với các yếu tố cơ bản.

ĐỘNG THÁI CAN THIỆP LẦN NÀY CÓ GÌ KHÁC?

Không giống như các đợt can thiệp trước đây thường diễn ra trong bối cảnh đồng yên sụt giảm mạnh, đợt can thiệp bị nghi ngờ vào ngày 11/7 xảy ra khi USD đã trượt giá trước dữ liệu lạm phát yếu của Mỹ.

Điều này cho thấy Tokyo đã cố gắng nắm bắt thời cơ khi làn sóng thị trường đang có lợi cho đồng yên. Triển vọng cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn của Mỹ gia tăng cũng sẽ cho phép Nhật Bản lập luận rằng việc USD/JPY tăng lên không phản ánh các yếu tố cơ bản và có thể biện minh cho việc can thiệp.

Một số nhà phân tích cho rằng sự thay đổi trong kế hoạch có thể nhằm mục đích khiến thị trường phải đoán xem khi nào chính quyền có thể can thiệp trở lại. Nhà kinh tế Masato Kanda cho biết không có thời gian cụ thể để đánh giá liệu đồng yên có biến động quá mức hay không.

Một phương tiện truyền thông đưa tin rằng Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra tỷ giá đối với EUR/JPY. Điều này cũng khiến thị trường lo ngại vì rất hiếm khi Tokyo tiến hành can thiệp vào đồng tiền chung châu Âu.

GIỚI HẠN NẰM Ở ĐÂU?

Các nhà chức trách cho biết họ không có mức giới hạn cụ thể nào. Nhưng các nhà giao dịch ước tính mức 160 cho USD/JPY là giới hạn làm tăng khả năng can thiệp.

Chẳng hạn, Tokyo đã chi 9.8 nghìn tỷ yên (62.7 tỷ USD) để can thiệp vào thị trường ngoại hối vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, sau khi đồng tiền USD/JPY chạm mức cao nhất trong 34 năm là 160.245 vào ngày 29/4.

Kể từ đó, USD/JPY đã tăng lên mức cao nhất trong 38 năm là 161.96 vào ngày 3/7, trước khi đợt can thiệp bị nghi ngờ vào tuần trước đã đẩy USD/JPY trở lại dưới mức 160.

YẾU TỐ CÓ THỂ KÍCH HOẠT THÊM SỰ CAN THIỆP?

Chi phí nhập khẩu tăng do đồng yên yếu có nguy cơ làm chệch hướng nỗ lực của chính quyền, khi họ cố gắng thúc đẩy tăng trưởng tiền lương theo hướng tích cực và mang lại cho các hộ gia đình nhiều sức mua hơn.

Nếu sự phẫn nộ của công chúng đối với tác động lạm phát tăng cao do đồng yên yếu, điều này có thể gây áp lực chính trị buộc các nhà chức trách phải can thiệp một lần nữa để ngăn chặn sự sụt giảm của đồng tiền này.

KẾ HOẠCH SẼ THAY ĐỔI DƯỚI CHÍNH QUYỀN MỚI?

Chuyên gia tiền tệ hàng đầu đương nhiệm Masato Kanda, người đứng đầu các đợt can thiệp mua đồng yên lớn vào năm 2022 và 2024, được biết đến là người tích cực cảnh báo thị trường không nên đẩy giá đồng yên xuống.

Ông Kanda sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 7 và người kế nhiệm sẽ là Atsushi Mimura, một chuyên gia kỳ cựu về quản lý tài chính với quan điểm về chính sách tiền tệ chưa rõ ràng.

Chính sách tỷ giá hối đoái của Nhật Bản có thể sẽ không thay đổi nhiều dưới thời một giám đốc tiền tệ mới. Tuy nhiên, phong cách giao tiếp có thể khác nhau vì một số nhà lãnh đạo có xu hướng đưa ra những cảnh báo rõ ràng hơn cho thị trường so với những người khác.

CAN THIỆP MỚI NHẤT CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH BOJ NHƯ THẾ NÀO?

Thị trường đang tranh luận về việc can thiệp mới nhất của Tokyo vào thị trường có thể ảnh hưởng đến quyết định của BoJ về việc có nên tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách vào ngày 30-31/7 hay không.

BoJ có thể cảm thấy áp lực khi phải hợp tác với những nỗ lực của chính phủ nhằm làm chậm sự sụt giảm của đồng yên, bằng cách triển khai hai động thái hawkish bất ngờ là thắt chặt định lượng và tăng lãi suất.

Nhưng làm như vậy có thể khiến thị trường có ấn tượng rằng động thái của đồng yên là động lực chính dẫn đến quyết định lãi suất của BoJ. Đó là điều mà BoJ muốn tránh, vì điều này sẽ đi ngược lại quy định của BoJ về việc không sử dụng chính sách tiền tệ làm công cụ để trực tiếp kiểm soát biến động của đồng tiền.

Các nhà phân tích cho biết, nếu đợt can thiệp mới nhất thành công trong việc đảo ngược làn sóng sụt giảm của đồng yên, điều này có thể giúp BoJ linh hoạt hơn trong việc xác định thời điểm tăng lãi suất tiếp theo.

Tại Nhật Bản, việc Bộ tài chính quyết định có can thiệp vào thị trường tiền tệ hay không, sẽ có BoJ đóng vai trò là dealer.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ