Tâm lý các nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong quý III
Hoàng Thế Vinh
Junior Analyst
Niềm tin của các nhà sản xuất lớn ở Nhật Bản đã tăng lên trong quý thứ hai liên tiếp khi nền kinh tế trên đà phục hồi sau đại dịch.
Theo báo cáo Tankan hàng quý của BOJ hôm thứ Hai, một chỉ số tâm lý giữa các nhà sản xuất lớn đã tăng lên mức 9 trong quý III so với mức 5 của ba tháng trước đó. Kết quả này vượt dự báo 6, đồng nghĩa với việc càng nhiều người trở nên lạc quan hơn đối với nền kinh tế.
Niềm tin của những doanh nghiệp phi sản xuất đã tăng lên từ 23 lên 27, với cuộc khảo sát cho rằng các nhà sản xuất theo dõi có phần bi quan đối với tăng trưởng toàn cầu và những doanh nghiệp phi sản xuất tiếp tục được hưởng lợi từ việc mở cửa trở lại sau đại dịch.
Sự suy yếu của đồng Yên xuống mức gần như thấp nhất trong nhiều thập kỷ đang thúc đẩy hiện tượng này, làm tăng sức mua của khách du lịch nước ngoài, hỗ trợ nhiều công ty trong ngành dịch vụ. JPY yếu cũng cản trở du lịch nước ngoài, khiến người dân có xu hướng dành chi tiêu cho du lịch trong nước nhiều hơn.
Sự cải thiện toàn diện trong báo cáo Tankan phù hợp với quan điểm của BOJ rằng nền kinh tế vẫn đang trên đà phục hồi với tốc độ vừa phải. JPY yếu hơn cũng cải thiện triển vọng lợi nhuận của các nhà xuất khẩu, bao gồm các nhà sản xuất ô tô, nằm trong số những ngành có kết quả khả quan trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6.
Tankan cho thấy các công ty dự báo USDJPY sẽ giao dịch ở mức 135.75 trong năm tài chính hiện tại, so với 132.43 ba tháng trước.
Các chỉ số tâm lý mới nhất không có khả năng làm lung lay quyết tâm của Thống đốc BOJ Kazuo Ueda trong việc duy trì các thiết lập chính sách cho đến thời điểm hiện tại, ngay cả khi BoJ điều chỉnh tăng dự báo lạm phát chính thức khi họ họp vào cuối tháng này.
BOJ đang theo dõi chặt chẽ tâm lý doanh nghiệp khi các cơ quan chức năng đánh giá nhiều dữ liệu khác nhau để đánh giá liệu lạm phát có thể chuyển sang một chu kỳ tăng trưởng, được thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước và đi kèm với tăng trưởng tiền lương hay không. Phần lớn đà tăng gần đây đến từ chi phí lương thực và nhiên liệu tăng cao do JPY yếu và giá năng lượng tăng.
Dữ liệu hôm thứ Sáu cho thấy giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống đã giảm xuống 2.5% tại Tokyo trong tháng 9, do chi phí hạ nhiệt và lực cầu vẫn còn mong manh. Sản lượng công nghiệp không thay đổi so với tháng trước trong tháng 8 và niềm tin của người tiêu dùng giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 9, khiến Văn phòng Nội các hạ mức đánh giá và cho rằng sự phục hồi về tâm lý đã bị đình trệ.
Thủ tướng Fumio Kishida đã ra lệnh cho nội các của mình biên soạn một gói các biện pháp hỗ trợ kinh tế mới, bao gồm trợ giúp các hộ gia đình đối phó với giá cả tăng cao và các chính sách nhằm khuyến khích các công ty tăng lương và đầu tư. Ông đã gia hạn các khoản trợ cấp để hạn chế giá xăng dầu cho đến cuối năm 2023.
Bloomberg