Thâm hụt ngân sách là gì?

Thâm hụt ngân sách là gì?

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

13:47 11/06/2024

Thâm hụt ngân sách là gì? Đâu là nguyên nhân và tác động của thâm hụt ngân sách?

Thâm hụt ngân sách là gì?

Trước hết, ngân sách là toàn bộ khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Thâm hụt ngân sách (Budget decifit) ở đây được hiểu là chênh lệch giữa khoản thu và chi ngân sách. Cụ thể hóa qua công thức sau:

B = G - T

B < 0: Thặng dư ngân sách Chính phủ

B = 0: Ngân sách Chính phủ cân bằng

B > 0: Thâm hụt ngân sách Chính phủ

Trong đó, nguồn thu ngân sách chủ yếu đến từ thuế, phí, lệ phí nhà nước. Nguồn chi chủ yếu để chi tiêu cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, ví dụ như đầu tư xây cầu đường, trường học, an ninh và trật tự, an toàn xã hội,...

Thâm hụt ngân sách xảy ra như một lẽ tất yếu trong bối cảnh nhiều sự kiện hoặc chính sách không thể lường trước, chẳng hạn như đợt dịch Covid19, chính phủ Việt Nam đã chi nhiều trong việc phòng chống dịch và hỗ trợ người dân.

Hiểu lầm về thâm hụt ngân sách

Ta thường hay nhầm lẫn giữa thâm hụt ngân sách và nợ công (National debt) bởi nhìn chung hai khái niệm này có liên quan chặt chẽ với nhau. Trước hết nợ công là khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Hay nói cách khác, thâm hụt ngân sách chính là nguyên nhân dẫn đến nợ quốc gia.

Điều gì gây ra thâm hụt ngân sách?

Dựa vào công thức gốc ở trên, ta có thể hiểu đơn giản là chính nguồn chi cũng như là nguồn thu từ thuế sẽ ảnh hưởng tới thâm hụt ngân sách nhà nước. Giảm thu và tăng chi là một cách để khiến khiến mức thâm hụt ngân sách ngày càng lớn, ví dụ như:

  • Đánh thuế thấp những người có mức lương cao nhưng lại đánh thuế cao những người có mức lương thấp.
  • Tăng chi tiêu cho các chương trình như An sinh xã hội, Medicare hoặc chi tiêu quân sự.
  • Tăng trợ cấp của chính phủ cho các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • Cắt giảm thuế làm giảm nguồn thu nhưng giúp tạo điều kiện cho các tập đoàn làm ăn.
  • GDP thấp, hay tổng sản phẩm quốc nội, dẫn đến doanh thu thuế thấp hơn.

Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách

Về mặt lợi thâm hụt ngân sách giúp:

  • Kích thích kinh tế trong thời kỳ suy thoái, thâm hụt ngân sách có thể giúp kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư công và chi tiêu cho các chương trình xã hội.
  • Cải thiện cơ sở hạ tầng, có thể nâng cao năng lực sản xuất và phát triển kinh tế trong dài hạn.

Tuy nhiên, nếu thâm hụt ngân sách cao có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới nền kinh tế như sau:

  • Một trong những nguyên nhân khiến thâm hụt ngân sách cao đó chính là chính phủ chi nhiều, chính vì thế mà trong tương lai, chính phủ phải tăng thuế để giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Khi này, với một mức thuế cao, người dân sẽ ‘’lười’’ chi tiêu hơn, hoạt động kinh tế đi xuống.
  • Như đã nói ở trên, việc thâm hụt ngân sách chính là nguyên nhân dẫn đến nợ công. Việc thâm hụt ngân sách ở mức lớn khiến cho chính phủ nợ càng nhiều, trong lăng kính của người dân trong nước hay thậm chí các nhà đầu tư nước ngoài, đây sẽ được coi là một rủi ro nếu mức nợ công đạt ngưỡng báo động. Khi này họ sẽ rút vốn ra khỏi nền kinh tế, thu hồi vốn, một điều tất yếu khi niềm tin vào chính phủ bị lung lay.
  • Gây ra hiệu ứng lấn át (Crowding-out effect): Khi thâm hụt ở mức cao, chính phủ sẽ phải vay nợ công nhiều hơn, khi này lãi suất của nền kinh tế nói chung sẽ cao, khiến các doanh nghiệp ‘’ngại’’ vay mượn để đầu tư sản xuất hơn, hoạt động kinh tế khi này sẽ bị trì trệ và giảm sút.

Các chiến lược để giảm thiểu thâm hụt ngân sách

Căn cứ vào cách tính thâm hụt ngân sách, ta có thể giảm thiểu tình trạng này bằng cách:

  • Giảm chi tiêu: Chính phủ có cắt giảm chi tiêu cho những hạng mục không cần thiết hoặc không đem lại hiệu quả để giảm tổng chi tiêu đồng thời tránh được thâm hụt ngân sách.
  • Tăng nguồn thu: Chính phủ có thể tăng thuế, hoặc tăng thu nhập bằng các nguồn khác như bán bớt đi tài sản không cần thiết, thu hồi các khoản nợ…

Thực trạng ngân sách của Mỹ qua các năm

Kể từ năm 2001, ngân sách của chính phủ Mỹ luôn bị thâm hụt kéo dài cho đến ngày nay. Bắt đầu từ năm 2016, mức tăng chi tiêu cho an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe và lãi suất đối với nợ liên bang đã vượt xa tốc độ tăng trưởng của doanh thu liên bang. Từ năm tài chính 2019 đến năm tài chính 2021, chi tiêu chính phủ đã tăng khoảng 50% để ứng phó với đại dịch COVID-19.

Trong năm tài chính 2023, chính phủ Mỹ đã chi 6.13 nghìn tỷ USD và thu về 4.44 nghìn tỷ USD, dẫn đến thâm hụt 1.70 nghìn tỷ USD.


 

Xu hướng thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ qua các năm

dubaotiente.com

Broker listing

Thư mục bài viết