Thế giới hưởng lợi gì từ gói chi tiêu công ngàn tỷ USD của Mỹ?

Thế giới hưởng lợi gì từ gói chi tiêu công ngàn tỷ USD của Mỹ?

19:31 16/08/2021

Ngày 10-8, Thượng viện Mỹ đã thông qua gói chi tiêu công 1.000 tỷ USD. Gói chi tiêu này có thể giúp thúc đẩy năng suất của nền kinh tế, giúp Mỹ quay lại chu kỳ kinh tế mở rộng dài hơn; kích thích Anh, EU, Nhật Bản và cả Trung Quốc đẩy nhanh các gói kích thích kinh tế đã được thông qua của mình.

Gói chi tiêu công khủng chưa từng có

Với tỷ lệ 69 phiếu thuận, 30 phiếu chống và 1 phiếu trắng, 19 thượng nghị sĩ Cộng hòa đã đứng chung với 50 người của phe Dân chủ để thông qua gói chi tiêu này. Truyền thông nước ngoài xem đây là một “chiến thắng” về mặt chính trị cho Tổng thống Mỹ Biden và Đảng Dân chủ của ông.

Về mặt kinh tế, đây là bước đi được nhiều nhà kinh tế và thị trường tài chính hoan nghênh. Hàng trăm tỷ USD sẽ được đổ vào cải thiện hạ tầng đang lạc hậu của Mỹ (so với những hạ tầng đẹp và hiện đại Trung Quốc vừa xây dựng sau này). Gói chi tiêu này dự kiến chi 550 tỷ USD trong vòng 5 năm tới cho các khoản đầu tư nâng cấp cầu, đường, sân bay và đường xe lửa. Ngoài ra, hạ tầng điện, nước sạch và internet băng thông rộng cũng sẽ được nâng cấp.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội ước tính những khoản chi này sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm 256 tỷ USD trong thập niên tới. Những người thiết kế gói chi tiêu này, cho rằng con số sẽ thấp hơn vì có thể dùng nhiều nguồn khác để bù đắp, bao gồm các khoản tăng thuế, chẳng hạn thu thêm 30 tỷ tiền thuế từ nhà đầu tư tiền mã hóa và sử dụng 200 tỷ USD tiền cứu trợ Covid chưa sử dụng để bù đắp các nhu cầu chi tiêu này. Nhưng tóm lại chắc chắn ngân sách sẽ phải thâm hụt cao hơn.

Gói chi tiêu này dự kiến được Hạ viện Mỹ xem xét trong tháng 9 tới, cùng lúc với gói chi tiêu 3.500 tỷ USD vào an sinh xã hội và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tổng 2 khoản chi này là gói kích thích kinh tế lớn chưa từng thấy của nước Mỹ trong nhiều thập niên.

Sẽ làm nước Mỹ thay da đổi thịt

Tổng thống Mỹ Biden ví von rằng sau nhiều năm các khoản chi đổi mới hạ tầng chỉ được áp dụng theo kiểu phong trào “tuần lễ chi đầu tư hạ tầng”, nước Mỹ đang đi vào thập niên đầu tư vào hạ tầng, điều ông kỳ vọng sẽ làm “biến đổi” nước Mỹ (ông dùng từ “transform” với hàm ý làm thay da đổi thịt nước Mỹ).

Nhiều nhà kinh tế, bao gồm những người đoạt giải Nobel như Paul Krugman cho đến các chuyên gia các ngân hàng đầu tư và công ty tư vấn như McKinsey, đều cho rằng những gói chi tiêu này có thể giúp thúc đẩy năng suất của nền kinh tế Mỹ, vốn trượt dài từ sau thập niên 1980 đến nay và ngay cả sau đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2009, năng suất vẫn tiếp tục giảm (thay vì bật lên sau một vụ đổ vỡ và tái thiết). Nếu các gói chi tiêu này có thể khiến năng suất trong nền kinh tế tăng trở lại, Mỹ quả thật thay da đổi thịt và quay lại chu kỳ kinh tế mở rộng dài hơn.

Tuy vậy có người lo ngại chi nhiều tiền như vậy lạm phát Mỹ sẽ tăng cao và nợ công sẽ lớn, gây bất ổn cho kinh tế Mỹ và toàn cầu. Paul Krugman đã gạt bỏ luận điểm này. Ông cho rằng dù lạm phát Mỹ có tăng cao hơn dự báo của Cục Dự trữ liên bang (Fed) hay chính phủ, những gói chi tiêu này vẫn cần thiết. Những khoản chi 3.000-4.000 tỷ USD này sẽ được trải dài trong cả thập niên tới, và GDP nước Mỹ trong cả thập niên ước tính khoảng 290.000-300.000 tỷ USD. Nói cách khác, nó chỉ chiếm chưa đến 2% GDP của thập niên, nên khả năng tạo lạm phát và nợ công không bền vững không lớn.

Paul Krugman cũng chỉ ra Mỹ rất cần đầu tư cho tương lai của mình - cả vào tài sản hữu hình như cầu đường và nguồn nhân lực. Vì vậy, lợi ích gói chi tiêu này mang lại có thể làm thay đổi vận mệnh nhiều người Mỹ, và như Tổng thống Biden nói có thể làm nước Mỹ thay da đổi thịt.

Tính lan tỏa toàn cầu

Không chỉ người Mỹ sẽ hưởng lợi từ gói chi tiêu công này. Khi Mỹ cần đổi mới hạ tầng, họ sẽ cần sử dụng nhiều nguyên vật liệu xây dựng và những nhà sản xuất sắt, thép, xi măng, pin năng lượng mặt trời… đều sẽ hưởng lợi. Những gói chi tiêu vào giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng sẽ khiến các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo, xe điện trên toàn cầu đem lại lợi nhuận cao hơn.

Mặt khác, việc Mỹ mạnh tay chi tiêu cũng sẽ kích thích Anh, EU và Nhật Bản đẩy nhanh các gói kích thích kinh tế đã được thông qua của mình. EU dự kiến sẽ chi ra hơn 900 tỷ USD để tái thiết nền kinh tế các thành viên. Trong khi đó, Anh đã chi ra hơn 400 tỷ USD trong năm đại dịch vừa rồi để hỗ trợ nền kinh tế, và cam kết khoảng 91 tỷ USD nữa hỗ trợ khẩn cấp cho những đối tượng bị ảnh hưởng xấu bởi dịch bệnh.

Riêng Bắc Kinh tuy chần chừ hơn Washington trong việc chi ra các gói kích thích kinh tế, một phần vì e ngại hệ lụy tương tự như gói kích thích kinh tế họ đã chi ra trong giai đoạn 2007-2009, nhưng chắc chắn sẽ cảm thấy “hơi nóng” từ chính sách chi đầu tư hạ tầng và con người của Mỹ mà “đuổi theo”, vấn đề chỉ là thời gian.

Nói cách khác, sau đại dịch, nhiều nước sẽ lần lượt giới thiệu những công trình hạ tầng mới và trong vài năm tới một số nước sẽ là những đại công trường. Gói chi tiêu ngàn tỷ của Mỹ là chất xúc tác cho cuộc chạy đua đổi mới hạ tầng và đầu tư vào con người, cũng như giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu ở nhiều nước.

Trong bối cảnh lan tỏa rộng của những gói chi tiêu kích thích kinh tế và đầu tư đổi mới hạ tầng toàn cầu như vậy, điều đáng ngạc nhiên những gói chi tiêu đầu tư công của Việt Nam vẫn còn khá chậm. Dự kiến giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31-7-2021 là 169.000 tỷ đồng, đạt 36,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm so với mức 40,67% cùng kỳ 2020. Trong khi đó, đa số chuyên gia đang kêu gọi những gói chi tiêu công mạnh vừa hỗ trợ người dân trong dịch bệnh, nhất là nhóm yếu thế, đồng thời đẩy mạnh chi tiêu đổi mới năng lực sản xuất của nền kinh tế.

Vậy điều gì đang cản trở những gói chi tiêu công của Việt Nam? Câu hỏi này cần được trả lời gấp rút và những điểm nghẽn phải gỡ ra, để tránh sau dịch chúng ta lại tụt hậu vì đầu tư chậm hơn người ta.

Gói chi tiêu này được nhận định là chất xúc tác cho cuộc chạy đua đổi mới hạ tầng và đầu tư vào con người, cũng như giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu ở nhiều nước.

 

Link gốc tại đây.

Theo Vietstock

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ

Chính quyền Trump đang thể hiện lập trường cứng rắn, khẳng định sẽ chấm dứt tình trạng các nhóm vận động hành lang năng lượng xanh và các tổ chức toàn cầu lợi dụng nguồn lực tài chính và ảnh hưởng để làm suy yếu vị thế dẫn đầu về năng lượng cũng như triển vọng kinh tế của Hoa Kỳ.
MicroStrategy chào bán 3 tỷ USD trái phiếu, phục vụ chiến lược mua Bitcoin bất chấp cổ phiếu lao dốc
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

MicroStrategy chào bán 3 tỷ USD trái phiếu, phục vụ chiến lược mua Bitcoin bất chấp cổ phiếu lao dốc

MicroStrategy (MSTR) - gã khổng lồ công nghệ vừa đạt cột mốc ấn tượng khi hoàn tất việc phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá 3 tỷ USD. Đây là loại trái phiếu chuyển đổi cao cấp 0% lãi suất, sẽ đáo hạn vào tháng 12/2029. Điều đáng chú ý là công ty có kế hoạch sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ số tiền này để phục vụ chiến lược mua Bitcoin của mình.
Từ thương mại đến vấn đề Đài Loan: Bước đi thận trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỷ nguyên Trump 2.0
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Từ thương mại đến vấn đề Đài Loan: Bước đi thận trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỷ nguyên Trump 2.0

Giữa thời khắc lịch sử khi nước Mỹ đang trong giai đoạn chuyển giao ghế Tổng thống, bức tranh địa chính trị toàn cầu vẫn không ngừng xoay chuyển, bất chấp sự chờ đợi đến ngày 20/1 - thời điểm đánh dấu sự thay đổi quyền lực chính thức tại Nhà Trắng.
Tổng thống Nga Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đang hiện hữu từ Ukraine
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tổng thống Nga Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đang hiện hữu từ Ukraine

Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Tổng thống Vladimir Putin đã đưa ra tuyên bố nghiêm trọng về tình hình chiến sự Ukraine. Theo người đứng đầu điện Kremlin, cuộc xung đột đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và biến thành một cuộc đối đầu toàn cầu, sau khi Hoa Kỳ và Anh Quốc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ nhằm vào lãnh thổ Nga. Ông cũng không quên gửi lời cảnh báo tới phương Tây về khả năng đáp trả của Moscow.
Mỹ dỡ bỏ lệnh hạn chế tên lửa cho Ukraine đối phó liên minh Nga - Triều Tiên và thế cục mới từ chiến thắng của Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Mỹ dỡ bỏ lệnh hạn chế tên lửa cho Ukraine đối phó liên minh Nga - Triều Tiên và thế cục mới từ chiến thắng của Trump

Trong một bước ngoặt chính sách đáng chú ý, Tổng thống Joe Biden đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine sử dụng tên lửa Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Quyết định này được đưa ra sau khi Triều Tiên chính thức tham chiến, và càng trở nên khẩn thiết hơn khi cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5/11.
Bitcoin bứt phá ngoạn mục lên mốc 98,550 USD giữa làn sóng chuyển mình của thị trường tiền điện tử
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Bitcoin bứt phá ngoạn mục lên mốc 98,550 USD giữa làn sóng chuyển mình của thị trường tiền điện tử

Bitcoin đang tiến sát ngưỡng lịch sử 100,000 USD, được tiếp thêm động lực mạnh mẽ từ triển vọng về khung pháp lý thuận lợi tại Hoa Kỳ, cùng làn sóng đầu tư dâng cao nhờ sự ủng hộ nhiệt thành của Tổng thống đắc cử Donald Trump đối với thị trường tiền điện tử.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ