Thị trường đảo chiều, đồng Kiwi nhảy vọt sau cuộc họp RBNZ!

Thị trường đảo chiều, đồng Kiwi nhảy vọt sau cuộc họp RBNZ!

Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

15:53 23/02/2022

Thị trường tiền tệ đang tìm cách ổn định sau một vài ngày giao dịch “bấp bênh” khi tỷ giá đảo chiều trong những động thái mới nhất ở Đông Âu trước bối cảnh cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc ở Ukraine.

Thị trường đảo chiều, đồng Kiwi nhảy vọt sau cuộc họp RBNZ!
Thị trường đảo chiều, đồng Kiwi nhảy vọt sau cuộc họp RBNZ!

Không bị đe dọa bởi nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine, đồng Dollar New Zealand hiện tăng gần 0.9% sau khi Ngân hàng Dự trữ New Zealand nâng lãi suất và cho biết có thể cần phải thắt chặt hơn nữa.

EURUSD đang giữ ổn định ở mức 1.1343. Bảng Anh cũng tăng lên 1.3600, còn Yên Nhật và đồng Franc Thụy Sĩ lao dốc mạnh khi các nhà đầu tư hy vọng cuộc chiến tranh ở Ukraine có thể được ngăn chặn.

Các quốc gia phương Tây và Nhật Bản hôm thứ Ba đã trừng phạt Nga bằng các biện pháp mới vì điều quân đội vào các khu vực ly khai ở miền đông Ukraine và đe dọa sẽ tiến xa hơn nếu Moscow tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng.

USDJPY hiện giao dịch tại 15.13, sau khi ổn định trong đêm từ mức thấp nhất gần ba tuần là 114.48 đối với Yên Nhật vào thứ Hai và 0.9204 Franc đối với CHF, sau khi tăng 0.63% qua đêm.

Điều này khiến chỉ số DXY hiện giảm nhẹ, ở mức 95.93.

Carol Kong, chiến lược gia tại Commonwealth Bank of Australia cho biết: “Bất chấp các lệnh trừng phạt đối với Nga, thị trường ngoại tệ đã khá yên ắng”.

Cô cho biết phản ứng nhạt nhòa của thị trường và sự sụt giảm của đồng USD và JPY qua đêm, "chỉ ra rằng những người tham gia thị trường không thực sự lo ngại về căng thẳng Nga-Ukraine và chắc chắn không mong đợi điều này sẽ ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế toàn cầu."

Giá năng lượng cao, một phần là kết quả của tình hình ở Ukraine, và các mặt hàng khác đã giúp AUDUSD tăng lên 0.7241, mức cao nhất trong gần hai tuần.

Dầu tăng lên gần $100/thùng vào thứ Ba do lo ngại cuộc khủng hoảng Ukraine có thể gây gián đoạn nguồn cung, và đạt mức cao nhất kể từ năm 2014.

Về tổng quan, Ngân hàng Dự trữ New Zealand vẫn nhắc nhở các nhà đầu tư rằng chính sách của ngân hàng trung ương vẫn là một yếu tố chính đối với tiền tệ.

Trong khi mức tăng 25 điểm cơ bản, trong lần tăng thứ ba liên tiếp, đã được dự đoán trước, ngân hàng trung ương tiết lộ rằng họ đã tiến gần đến mức tăng 50 điểm cơ bản để bắt đầu kỳ vọng lạm phát tăng thêm nữa.

RBNZ cũng đã điều chỉnh kỳ vọng lãi suất dài hạn lên mức cao nhất ở mức 3.35%, từ 2.6% trước đó và cao hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường Bạc sôi động: XAG/USD chinh phục mốc 31 USD trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Thị trường Bạc sôi động: XAG/USD chinh phục mốc 31 USD trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng

Giá bạc tăng vọt lên gần 31.40 USD do căng thẳng địa chính trị leo thang. Nga cảnh báo sẽ tấn công Anh bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn hàng nghìn kilomet. Các nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng về khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 12.
Nhận định XAU/USD: Thách thức mọi giới hạn, tiếp đà tăng bất chấp USD mạnh!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định XAU/USD: Thách thức mọi giới hạn, tiếp đà tăng bất chấp USD mạnh!

Vàng (XAU) vượt ngưỡng 2,688 USD, bứt phá mạnh bất chấp đồng USD tăng giá khi nhu cầu được thúc đẩy bởi lo ngại lạm phát và căng thẳng địa chính trị. Giá duy trì đà tăng trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Mỹ neo cao, phản ánh xu hướng tìm kiếm công cụ phòng vệ lạm phát của nhà đầu tư. Dữ liệu CME cho thấy xác suất 55% Fed giảm lãi suất vào tháng 12, tiếp tục củng cố sức hấp dẫn của vàng giữa các đồn đoán về chính sách tiền tệ.
Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!

Vàng (XAU/USD) duy trì đà tăng phiên thứ 4 liên tiếp và thiết lập mức cao nhất trong hơn một tuần. Bất ổn địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraine thúc đẩy dòng vốn vào tài sản trú ẩn an toàn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ neo cao hỗ trợ chỉ số DXY duy trì đà tăng, có thể tạo áp lực lên tài sản không sinh lợi suất này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ