Thị trường nhà ở Mỹ có dấu hiệu phục hồi sau đợt cắt giảm lãi suất thế chấp
Hoàng Thế Vinh
Junior Analyst
Ngay cả trước khi Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất, sự kỳ vọng đơn thuần về những động thái như vậy cũng đã khiến cho thị trường nhà ở trở nên sôi động hơn.
Dữ liệu cho thất số lượng nhà mới xây dựng tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng, doanh số bán nhà thuộc sở hữu trước đây tăng từ mức thấp nhất trong 13 năm và các công ty xây dựng ngày càng lạc quan do có nhiều người mua tiềm năng. Trong khi đó, kế hoạch mua nhà của người Mỹ trong tháng này tăng mạnh nhất trong hơn một năm.
Đợt phục hồi xảy ra khi lãi suất thế chấp đã giảm hơn 1% trong 8 tuần, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2009. Trong khi tuần trước Fed phát tín hiệu rằng họ đã kết thúc đợt tăng lãi suất và đang chuẩn bị cắt giảm vào năm 2024, các nhà đầu tư đã mua lại trái phiếu chính phủ, làm giảm lợi suất cùng với chi phí đi vay.
Dữ liệu gần đây nhấn mạnh rằng người tiêu dùng đang bắt đầu quay trở lại thị trường và các công ty xây dựng đang hoạt động sôi nổi hơn.
Một kịch bản đẹp nhất là khi Fed sẽ nới lỏng chính sách vào năm tới sau chiến dịch tăng lãi suất kéo dài 16 tháng.
Theo Lawrence Yun, nhà kinh tế trưởng của Hiệp hội môi giới bất động sản quốc gia, việc giảm lãi suất thế chấp sẽ bắt đầu thúc đẩy một số chủ nhà đăng bán nhà của họ trong những tháng tới. Lãi suất thế chấp đạt gần 8% trong tháng 10, mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ. Nhưng gần 2/3 người chủ sở hữu có lãi suất thế chấp dưới 4%, khiến việc bán căn nhà hiện tại của họ trở nên khó khăn.
Chad Reeves, người điều hành một địa điểm môi giới ở Quận Gwinnett, Georgia, cho biết văn phòng của ông đang trên đà bán được 200 căn nhà trong tháng này, ngang bằng với mức của tháng 12 năm 2019 trước khi đại dịch xảy ra.
Ông đã tận mắt nhìn thấy tác động từ việc giảm lãi suất thế chấp. Lãi suất thế chấp thời hạn 30 năm giảm tuần thứ năm liên tiếp xuống 6.83% trong vào ngày 15/12, mức thấp nhất kể từ tháng 6 và dự kiến sẽ còn giảm hơn nữa khi Fed cắt giảm lãi suất qua đêm.
Hiện tại, triển vọng tích cực về chi phí đi vay và tình trạng thiếu nguồn cung là một cơ sở lý tưởng cho các công ty xây dựng. Cổ phiếu ngành xây dựng nhà ở Mỹ cao vượt trội so với chỉ số S&P 500 từ đầu tháng đến nay.
Bloomberg