Thị trường tài chính Mỹ có đang gặp vấn đề?

Thị trường tài chính Mỹ có đang gặp vấn đề?

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

14:06 04/10/2023

Rạn nứt trên thị trường tài chính hiện nay không thuộc kiểu điển hình, khi loại tài sản này hay loại tài sản khác tụt dốc và bị thế chỗ. Thay vào đó, đây giống như một sự phá vỡ trong một câu chuyện có tác động lan rộng. Câu chuyện được đề cập là viễn cảnh Fed giữ lãi suất ở mức thấp và mọi người ở Phố Wall đều được hưởng thành quả.

Điều đó đang thay đổi.

Thay vào đó là một câu chuyện lãi suất sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn, một ý tưởng mà các quan chức Fed đã cố gắng thuyết phục thị trường chấp nhận và ý tưởng mà các nhà đầu tư hiện chỉ mới bắt đầu tiếp thu.

Thị trường đã phản ứng gay gắt vào thứ Ba, với các chỉ số chính giảm mạnh trên diện rộng và lợi suất trái phiếu tăng lên mức cao nhất trong khoảng 16 năm.

Quincy Krosby, chiến lược gia trưởng toàn cầu của tại LPL Financiel, cho biết “chi phí vốn đang tăng lên, các công ty sẽ phải tái cấp vốn với lãi suất cao hơn.”

Lãi suất tăng đặc biệt đáng lo ngại khi các công ty Mỹ đang chuẩn bị bước vào mùa báo cáo quý 3 sắp tới.

Lo ngại về kinh tế và lạm phát

Đã có những dấu hiệu vào đầu ngày thứ Ba rằng đây có thể là một ngày khó khăn nữa đối với thị trường vừa trải qua một tháng 9 tàn khốc.

Nhưng cuộc chiến thực sự bắt đầu sau khi Bộ Lao động công bố báo cho thấy cơ hội việc làm đột ngột tăng cao hơn trong tháng 8, trái ngược với nhận định phổ biến rằng bức tranh việc làm đang nới lỏng và do đó ít gây áp lực tăng lương hơn.

Ngược lại, các nhà trader ngày càng lo rằng ngân hàng trung ương sẽ buộc phải thắt chặt thêm. Tâm lý đó đã được củng cố trong tuần này, khi ít nhất bốn nhà hoạch định chính sách tán thành việc tăng lãi suất hoặc chỉ ra rằng lãi suất cao sẽ được duy trì trong một thời gian dài.

Cùng với sự sụt giảm của cổ phiếu, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 và 30 năm đạt đỉnh kể từ năm 2007 khi nền kinh tế đang tiến tới cuộc khủng hoảng tài chính.

Ông Krosby nói: “Phần lớn nền kinh tế phát triển nhờ lợi suất thấp và lãi suất âm. Hiện tại đang điều chỉnh để phù hợp với chế độ lãi suất bình thường hơn trong lịch sử”.

Việc làm quen với một cấu trúc lãi suất điển hình hơn có vẻ không phải là một điều khủng khiếp. Xét cho cùng, trước cuộc khủng hoảng tài chính, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đạt trung bình khoảng 7%, mặc dù con số này cũng bị điều chỉnh do các đợt tăng lãi suất lịch sử vào đầu những năm 1980.

Rắc rối về tài chính

Nhiều bộ phận của nền kinh tế phải đối mặt với rủi ro lãi suất đáng kể, không kém gì các ngân hàng. Đầu năm nay, lĩnh vực này đã nhận một cú sốc bởi sự sụp đổ của một số ngân hàng đã tích lũy quá nhiều nợ chính phủ dài hạn, sau đó phải bán lỗ sau đợt rút tiền gửi.

Theo Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang, trong quý 2, các khoản lỗ chưa được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán ngân hàng lên tới 558.4 tỷ USD, tăng 8.3% so với quý trước. Chiếm phần lớn trong đó là lượng trái phiếu chính phủ đạt tổng cộng 309.6 tỷ USD.

Larry McDonald, nhà sáng lập The Bear Traps Report, cho biết con số đó dự kiến ​​sẽ tăng lên.

Ông McDonald cho biết, nếu các ngân hàng phải bù đắp khoản lỗ của mình, họ có thể buộc phải phát hành cổ phiếu. Ngược lại, điều đó sẽ làm giảm giá cổ phiếu, một tình huống có thể đã khiến ETF SPDR S&P ngành ngân hàng giảm 2% vào thứ Ba.

Ngoài ra, còn có những hậu quả khác.

Người tiêu dùng đang cảm thấy sức ép của lãi suất cao hơn lên mọi thứ, từ thế chấp, tín dụng đến các khoản vay cá nhân. Hơn 36% ngân hàng báo cáo việc thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay trong quý III.

Đồng thời, sự rối loạn chức năng của Washington khiến người mua trái phiếu lo lắng về nền tài chính của Hoa Kỳ, với nợ công ở mức gần 120% tổng GDP và chi phí tài chính đang tăng, theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, có thể lên tới 745 tỷ USD vào năm 2024 sau khi đạt tổng cộng 663 tỷ USD trong năm nay.

Hơn nữa, người mua nước ngoài dần từ bỏ trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, trong đó tỷ lệ nắm giữ của Trung Quốc giảm khoảng 17%, tương đương 175 tỷ USD trong năm qua, theo Bộ Tài chính. Fed cũng đang làm điều tương tự, giảm lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ hơn 800 tỷ USD kể từ khi ngừng tái đầu tư số tiền thu được từ chứng khoán đáo hạn vào tháng 6/2022.

Lãi suất có thể đạt đỉnh

Đối với một số người trên thị trường, tất cả sắp sớm thành hiện thực. Những biến động nhanh chóng của các công cụ trên thị trường - chẳng hạn như lợi suất hiện nay - trong quá khứ đôi khi gây ra vấn đề cho các quỹ phòng hộ.

Trừ khi có điều gì đó thay đổi nhanh chóng, suy thoái là điều không thể tránh khỏi.

Ông McDonald nói về ngân hàng trung ương: “Họ không thể tăng thêm một điểm cơ bản nữa."

Thật vậy, cựu kinh tế gia Nhà Trắng Joseph LaVorgna cho rằng sự đà tăng của lợi suất có lẽ đã gần kết thúc. Hậu quả tiềm tàng bao gồm suy thoái kinh tế và Fed phải quay lại mua trái phiếu.

LaVorgna, người từng là nhà kinh tế trưởng của Hội đồng Kinh tế Quốc gia dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump và hiện giữ chức vụ tương tự tại SMBC Nikko Securities, cho biết: “Việc bán tháo không được giải thích bởi các yếu tố cơ bản. Bây giờ, tại một thời điểm nào đó, tôi đoán rằng thị trường cuối cùng sẽ đạt đến mức đủ rẻ để bạn thu hút người mua vào và chúng ta đang gần đến điểm đó hơn.”

Thị trường lao động yếu kém hoặc một số dấu hiệu rạn nứt khác trong nền kinh tế có thể ngăn cản Fed tăng lãi suất thêm và tạo tiền đề cho lãi suất thấp hơn.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Goldman Sachs: S&P chạm đỉnh nhưng sự bất ổn vẫn còn đó?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Goldman Sachs: S&P chạm đỉnh nhưng sự bất ổn vẫn còn đó?

Mặc dù S&P 500 liên tục lập đỉnh mới trong năm 2024, với mức đóng cửa kỷ lục gần đây, nhà giao dịch Brian Garrett từ Goldman Sachs lại cảnh báo rằng thị trường đang tiềm ẩn một mức độ lo âu rất lớn. Khi chỉ số VIX - thước đo tâm lý thị trường - vẫn ở mức cao bất thường, câu hỏi đặt ra là liệu có điều gì ẩn giấu sau sự hưng phấn này?
Powell có đang quá "nhẹ tay" với chính sách tiền tệ?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Powell có đang quá "nhẹ tay" với chính sách tiền tệ?

Chỉ số CPI Mỹ tháng 9 vượt dự báo cả theo tháng và năm. Lạm phát toàn phần chỉ giảm nhẹ từ 2.5% xuống 2.4%, thấp hơn kỳ vọng, trong khi lạm phát lõi bất ngờ tăng từ 3.2% lên 3.3%. Báo cáo này không mang lại tín hiệu tích cực nào cho phe ủng hộ chính sách tiền tệ nới lỏng của Fed.
"Cuộc khủng hoảng Repo" tiếp theo đang tới gần - Fed sẽ lại "hoảng sợ"?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Cuộc khủng hoảng Repo" tiếp theo đang tới gần - Fed sẽ lại "hoảng sợ"?

Hệ thống tài chính Mỹ đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng thanh khoản mới, khi lãi suất Repo tăng vọt và dự trữ sụt giảm đáng kể. Cựu nhà giao dịch Fed, Mark Cabana, cảnh báo tình hình hiện tại tương tự cuộc khủng hoảng Repo năm 2019 và có thể dẫn đến sự can thiệp khẩn cấp từ Fed nếu thanh khoản tiếp tục giảm sâu.
Lãi suất thế chấp thấp chưa phải là giải pháp toàn diện cho người mua nhà lần đầu ở Anh
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Lãi suất thế chấp thấp chưa phải là giải pháp toàn diện cho người mua nhà lần đầu ở Anh

Dù lãi suất thế chấp thấp được kỳ vọng sẽ giúp người mua nhà lần đầu dễ dàng hơn, nhưng với các tiêu chí cho vay khắt khe của BoE, thực tế lại không hề đơn giản. Những sản phẩm thế chấp mới này có thể mang lại hy vọng, nhưng liệu chúng có đủ sức giúp người mua vượt qua rào cản tài chính và sở hữu ngôi nhà đầu tiên, hay chỉ tiềm ẩn thêm rủi ro trong dài hạn?
CPI gây bất ngờ: Khi mọi yếu tố đều góp phần vào sự tăng vọt?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

CPI gây bất ngờ: Khi mọi yếu tố đều góp phần vào sự tăng vọt?

Báo cáo CPI tháng 8 vừa qua đã vượt dự báo. Tuy nhiên, phần lớn sự vượt trội này là do sự tăng đột biến bất thường trong chỉ số giá thuê nhà tương đương của chủ sở hữu (OER). Ngoài yếu tố đó, chỉ số CPI nhìn chung vẫn ổn định - không quá khả quan, nhưng đang theo đúng hướng. Fed vẫn quyết định giảm lãi suất 50 bps, phù hợp với dự đoán trước đó rằng sự vượt trội của CPI sẽ không cản trở động thái này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ