Tâm lý risk-off đã bao phủ trên toàn Phố Wall vào phiên cuối tuần trước. Các HĐTL chỉ số Nasdaq 100, Dow Jones và S&P 500 lần lượt giảm 4.48%, 2.8% và 3.64%. Có thể nói tháng 4 là tháng tồi tệ nhất với Nasdaq 100 kể từ tháng 10 năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tàn phá thị trường tài chính.
Để ý đến dữ liệu chi tiêu tiêu dùng của Hoa Kỳ có thể thấy: Chi tiêu cá nhân thực tế đã tăng 0.2% trong tháng 3, chủ yếu được thúc đẩy bởi các dịch vụ, thay vì nhu cầu hàng hóa, trái ngược so với xu hướng trước đại dịch. Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng mạnh, biểu hiện kỳ vọng về chính sách diều hâu của Fed.
Mức định giá tăng lãi suất 75bps từ ngân hàng trung ương vào tháng 6 đã được nâng lên, trên biểu đồ bên dưới có thể thấy rõ tác động đến thị trường. Đô la Mỹ vượt trội so với 2 đồng nhạy cảm rủi ro là Đô la Úc và New Zealand. Yên Nhật cũng có đà tăng vào tuần trước khi các tài sản rủi ro bị bán tháo mạnh cùng với một Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dần chuyển thế diều hâu
Diễn biến chính của thị trường vào thứ sáu tuần trước
Phân tích kỹ thuật Nasdaq 100
Trên biểu đồ 4 giờ, chỉ số đang giao dịch quanh vùng hỗ trợ 12,801 - 12,942. Phá dưới phạm vi này thì chỉ số có thể tiến tới đáy tháng 3 năm 2021. Tuy nhiên, phân kỳ RSI dương cho thấy đà giảm đang yếu dần.
Biểu đồ 4 giờ của Nasdaq 100
Đầu phiên giao dịch châu Á, đồng Yên Nhật đã suy yếu khi HĐTL chỉ số S&P 500 tăng cao hơn, đây có thể là động thái chốt lời short. Tuy nhiên, quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang có thể khiến đà tăng này khó mà duy trì được, đồng thời lý giải cho đà tăng của Yên Nhật trong tuần qua. Cuối tuần qua, Trung Quốc đã công bố dữ liệu PMI sản xuất tháng 4 đạt 47.4. Mặc dù tốt hơn dự kiến, nhưng lĩnh vực phi sản xuất đã giảm mạnh xuống 41.9, cho thấy chính sách Covid-zero của chính phủ đang làm suy yếu hoạt động kinh tế, kéo theo cả đồng Nhân dân tệ.
Phân tích kỹ thuật USD/JPY
Trên biểu đồ ngày, USD/JPY đã không thể duy trì trên mức Fibonacci 78.6% tại 130.42 vào thứ Sáu tuần trước. Phân kỳ RSI âm cho thấy đà tăng đang yếu dần, báo hiệu một đợt giảm giá mà trọng tâm hướng tới đường xu hướng tăng từ tháng Ba. Đóng cửa dưới đường xu hướng có thể mở ra đợt giảm mới. Ngược lại, phá qua ngưỡng kháng cự sẽ đưa USD/JPY đến gần mức đỉnh năm 2002 là 135.16.
Biểu đồ ngày USD/JPY