Thống đốc BoJ sẽ cần tăng lãi suất hơn nữa nếu áp dụng quy tắc Taylor

Thống đốc BoJ sẽ cần tăng lãi suất hơn nữa nếu áp dụng quy tắc Taylor

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

16:25 03/10/2023

Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda có thể sẽ sớm chấm dứt chính sách lãi suất âm cuối cùng trên thế giới áp dụng quy tắc tương tự mà ông đã trích dẫn để bỏ phiếu phản đối tăng lãi suất hơn hai thập kỷ trước.

Ông Ueda, khi đó là thành viên hội đồng quản trị BoJ, đã nhắc đến quy tắc Taylor để giải thích lý do tại sao ông không thể ủng hộ việc chấm dứt chính sách lãi suất 0% của ngân hàng trung ương vào tháng 8/2000. Quyết định của ông đã nhận được tán dương sau khi ngân hàng buộc phải quay trở lại lãi suất 0% chỉ 6 tháng sau khi hội đồng bỏ phiếu tăng lãi suất.

Trong một bài phát biểu vào tháng 9/2001, Ueda nói: “Tôi đã ước tính lãi suất chính sách tối ưu bằng quy tắc Taylor và kết quả là lãi suất đã tăng nhưng vẫn ở mức âm”.” Đó là lý do tôi không đồng tình với kế hoạch chấm dứt chính sách lãi suất bằng 0”.

Mặc dù ông Ueda nêu rõ rằng quy tắc Taylor không phải là chuẩn mực mà ngân hàng sử dụng và ông chỉ đề cập đến nó để minh họa cho cách tiếp cận của mình vào thời điểm đó, nhưng sau đó ông lại trích dẫn quy tắc này một lần nữa khi thảo luận về mức lãi suất phù hợp ở Nhật Bản và Mỹ trong tờ Nikkei năm 2014.

Kentaro Koyama, nhà kinh tế trưởng Nhật Bản tại Deutsche Securities kiêm cựu quan chức BoJ, cho biết tình hình kinh tế hiện tại rất khác so với năm 2000. Ông dự báo ngân hàng sẽ chấm dứt lãi suất âm vào tháng 1. Theo tính toán của ông, quy tắc Taylor sẽ đưa ra mức lãi suất 7% dựa trên các tiêu chí hiện hành.

Ông Koyama nói: “Mặc dù chúng tôi cần xem lãi suất chính sách dựa trên quy tắc với phạm vi đáng kể, việc chuyển sang diều hâu một cách rõ ràng có nghĩa là ngân hàng có thể duy trì lập trường tiền tệ phù hợp ngay cả khi rút khỏi chính sách NIRP”. “Chúng tôi tin rằng rủi ro sai sót chính sách hiện tại đang khiến NIRP kết thúc quá muộn, tạo đà cho đồng Yên tiếp tục mất giá cùng với lạm phát tăng cao.”

Có nhiều tranh luận xung quanh tính hiệu quả của quy tắc Taylor và các phiên bản sửa đổi kể từ khi quy tắc này được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1993 bởi John Taylor, một giáo sư tại Đại học Stanford.

Cựu giám đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, James Bullard, đã công bố bản cập nhật về khuôn khổ quy tắc Taylor của mình vào tháng 6, ngay trước khi ông từ chức. Trong bài đăng, ông đề xuất chính sách vào thời điểm đó ở mức thấp nhất trong phạm vi “đủ hạn chế”, mặc dù lạm phát vẫn ở mức quá cao.

Ben Bernanke, cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, đã viết vào năm 2015: “Chính sách tiền tệ phải có tính hệ thống chứ không phải tự động”.

Tetsuya Inoue, cựu thư ký của Ueda khi ông còn là thành viên hội đồng quản trị BOJ, cho biết: “Ông Ueda có lẽ đã sử dụng quy tắc Taylor vì đây là một công cụ đơn giản”. “BOJ chắc chắn đang đánh giá nội bộ, nhưng đó không phải là điều duy nhất họ đang theo dõi. Việc sử dụng quy tắc Taylor hiện nay có thể khó khăn hơn, đặc biệt là sau những thay đổi của nền kinh tế sau đại dịch”.

Toshitaka Sekine, cựu kinh tế trưởng BOJ, cũng đưa ra quan điểm tương tự. Ông cho biết có lẽ tất cả các ngân hàng trung ương đều đang tính toán. Đó không phải là dữ liệu duy nhất mà họ cân nhắc, nhưng có thể làm nổi bật những sai lệch cần khắc phục.

“Không cần phải tuân theo quy tắc một cách máy móc. Đó là một công cụ để các nhà hoạch định chính sách đặt ra câu hỏi”, Sekine nói. “Nếu thực tế đi chệch khỏi quy luật Taylor trong thời gian dài, đó có thể là dấu hiệu cho thấy sự cần thiết phải thay đổi chính sách”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!

Cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt, nhưng tác động của giai đoạn khó khăn vẫn còn kéo dài, với nhiều người phải tìm đến các trại tạm trú và ngân hàng thực phẩm do chi phí sinh hoạt tăng cao. Nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản do giá cả tăng vượt mức thu nhập. Trong khi đó, những người sở hữu tài sản, như cổ phiếu và bất động sản, lại được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của tài sản trong bối cảnh kinh tế cải thiện.
Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ