Thuế quan cao: Con dao hai lưỡi cho nền kinh tế Trung Quốc

Thuế quan cao: Con dao hai lưỡi cho nền kinh tế Trung Quốc

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:51 16/08/2024

Những kỳ vọng của nhà đầu tư rằng biến động sẽ giảm bớt trong thời gian còn lại của năm có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới. Khi sự chú ý chuyển sang cuộc bầu cử Hoa Kỳ vào tháng 11, nhà đầu tư ở Châu Á đang cố gắng đánh giá xem mối quan hệ thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc có thể phát triển như thế nào.

Kinh nghiệm từ đợt áp thuế của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc năm 2018-19 có thể sẽ rất hữu ích. Bài học có thể rút ra được là tác động gián tiếp của thuế quan đối với niềm tin của doanh nghiệp, chi tiêu vốn toàn cầu và do đó những tác động đến thương mại đã gây áp lực lên tăng trưởng của Trung Quốc nhiều hơn so với tác động trực tiếp lên xuất nhập khẩu.

Mặc dù chỉ có Trung Quốc phải đối mặt với thuế quan, những tác động gián tiếp này cũng ảnh hưởng tương đương đến phần còn lại của thế giới và áp lực đối với Trung Quốc không phải là quá lớn. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã chậm lại 1 điểm phần trăm trong giai đoạn 2018-19, nhưng đóng góp của nước này vào tăng trưởng toàn cầu trong khoảng thời gian đó nhìn chung vẫn ổn định.

Lần này, mức độ thiệt hại đối với tăng trưởng từ niềm tin của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc liệu Donald Trump có thực hiện các ý tưởng mà ông đã đưa ra là áp thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và áp thuế 10% đối với phần còn lại của thế giới hay không. Nếu Hoa Kỳ không tăng thuế đối với phần còn lại của thế giới, triển vọng tăng trưởng theo chu kỳ ở Trung Quốc có thể sẽ tốt hơn.

Các công ty trên toàn thế giới đã cảnh giác với khả năng tăng thuế quan và những nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng đang diễn ra. Nhưng thuế quan đối với phần còn lại của thế giới sẽ đặt ra thách thức lớn hơn vì chúng có thể gây tổn hại đến những nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong vài năm gần đây.

Vậy còn tác động trực tiếp của thuế quan và ý nghĩa của chúng đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc thì sao? Trước đây, Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp để đảm bảo không mất thị phần xuất khẩu toàn cầu và các biện pháp này có thể sẽ tiếp tục mang lại sự bù đắp.

Thứ nhất, biến động tỷ giá đã đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ tác động của thuế quan. Trong giai đoạn 2018-2019, việc đồng Nhân dân tệ mất giá đã bù đắp đến 65% mức tăng bình quân gia quyền của thuế quan. Ngược lại, đà tăng của chỉ số DXY có trọng số thương mại đã bù đắp tác động của thuế đối với tổng lượng nhập khẩu và giảm bớt áp lực lạm phát tiềm ẩn tại Mỹ.

Thứ hai, Ban đầu, các công ty chỉ chuyển hướng một phần sản xuất của họ khỏi Trung Quốc sang các nước khác. Nhưng dần dần, họ đã thâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Mexico và Việt Nam đã chứng kiến ​​thặng dư thương mại với Hoa Kỳ tăng đáng kể kể từ khi căng thẳng thương mại nổ ra vào đầu năm 2018, nhưng ước tính rằng chỉ 30% mức tăng đó có thể được giải thích bằng sự gia tăng nhập khẩu ròng từ Trung Quốc. Điều này ngụ ý rằng giá trị gia tăng trong nước đối với xuất khẩu của họ đã tăng lên. Trung Quốc đã thâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách cung cấp linh kiện, vật liệu và đầu tư vào các nền kinh tế này.

Thứ ba, Trung Quốc đã mở rộng xuất khẩu các sản phẩm mới và đến các thị trường mới, chuyển dần ra khỏi Mỹ và hướng đến các thị trường mới nổi. Trong khi thị phần của Trung Quốc trong nhập khẩu của Mỹ đã giảm xuống còn 13.5% so với 21.6% vào tháng 12 năm 2017, thì thị phần tổng thể của Trung Quốc trong xuất khẩu hàng hóa toàn cầu đã tăng từ 12.8% lên 14.4% trong cùng kỳ.

Chắc chắn rằng, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 15-20% để sử dụng hết công suất dư thừa. Các điều kiện bên ngoài đang thay đổi, khi Mỹ không phải là quốc gia duy nhất áp đặt thuế quan. Liên minh Châu Âu và một số thị trường mới nổi cũng đang lên kế hoạch, nếu không muốn nói là đã bắt đầu áp đặt thuế quan một cách có chọn lọc đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Khi thuế quan được áp đặt, chúng sẽ làm giảm thương mại, làm suy yếu niềm tin của doanh nghiệp và tạo áp lực lên tăng trưởng toàn cầu và của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng tập trung vào cung ứng của Trung Quốc đã khiến cho xuất khẩu trở nên quan trọng hơn trong việc kiểm soát giảm phát. Để duy trì thị phần xuất khẩu, Trung Quốc phải thu hẹp biên lợi nhuận.

Điều này có nghĩa là thách thức về giảm phát của Trung Quốc sẽ tiếp diễn. Nhu cầu trong nước vẫn yếu và Trung Quốc sẽ không thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nợ và giảm phát. Tăng trưởng GDP danh nghĩa của Trung Quốc được dự đoán sẽ duy trì ở mức thấp, đạt 4.3% vào năm 2024, 4.8% vào năm 2025, và tỷ lệ nợ trên GDP sẽ tiếp tục tăng.

Theo tình hình hiện tại, tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc được dự báo sẽ đạt 312% vào cuối năm 2024, cao hơn Hoa Kỳ và cao hơn khoảng 30 điểm phần trăm so với cuối năm 2021.

Lập trường chính sách hiện tại của Trung Quốc - tập trung vào mục tiêu tăng trưởng GDP thực thông qua tăng đầu tư - có thể sẽ tạo ra nhiều công suất dư thừa hơn và không có khả năng giải quyết những vấn đề về kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tới. Giải pháp nằm ở việc thúc đẩy tiêu dùng trong nước thông qua việc tăng chi đầu tư cho các hoạt động liên quan đến an sinh xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nhà ở, đồng thời giảm tiết kiệm dự phòng của hộ gia đình. Những bước đi nhỏ theo hướng đó dường như không đủ để tạo ra sự thay đổi đáng kể.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ